Tìm ra vật thể khủng khiếp phát tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nguồn phát ra tín hiệu vô tuyến bí ẩn (SGR) J1935 + 2154 là một ngôi sao từ cực kỳ mạnh mẽ, vừa bị "tóm" bởi nhóm nghiên cứu Trung Quốc - Mỹ, bằng một đài quan sát tia X tối tân.

Theo bài công bố trên Nature Astronomy, tín hiệu vô tuyến (radio) lạ mà một số đài thiên văn bắt được trước đó là dạng "chớp sóng vô tuyến" (FRB), một dạng tín hiệu cực nhanh, cực mạnh, đủ sức đi từ thiên hà này đến thiên hà kia.

Thiên hà Milky Way, ngôi nhà chung của ngôi sao từ bí ẩn và Trái Đất - Ảnh: NASA

Thiên hà Milky Way, ngôi nhà chung của ngôi sao từ bí ẩn và Trái Đất - Ảnh: NASA

Nguồn gốc của FRB luôn khiến các nhà thiên văn hứng thú. Có nhiều giả thuyết: do một vụ sáp nhập sao neutron, do một vụ nổ siêu tân tinh, hoặc do một nền văn minh xa xôi nào đó có công nghệ tiên tiến hơn văn minh Trái Đất.

Theo Phys.org, sử dụng Insigh-HXMT, một đài quan sát tia X được đặt trên tàu vũ trụ của Trung Quốc, nhóm nghiên cứu từ Viện Vật lý năng lượng cao (IHEP) thuộc học Viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) và Đại học Nevada Las Vegas (Mỹ), đã lần ra nguồn gốc của FRB lặp lại nhiều lần này.

Đó chính là một sao từ (magnetar) cùng thuộc thiên hà Milky Way với Trái Đất. Sao từ là dạng mạnh mẽ nhất của sao neutron, nhóm vật thể đã được coi là "siêu năng lượng". Có thể hiểu nguồn gốc của sao neutron như sau: một ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta khi dần cạn nặng lượng sẽ bùng lên thành ngôi sao đỏ khổng lồ, sau đó dần sụp đổ, co hẹp lại thành sao lùn trắng; sau một thời gian sao lùn trắng "chết" lần thứ 2 trong một vụ nổ siêu tân tinh, còn trơ lại một lõi vật chất siêu năng lượng là sao neutron.

Kinh ngạc 2 hành tinh ngược đời và giống thế giới trong phim ”Star Wars”

Các nhà khoa học Đan Mạch đã tìm thấy một hệ sao kỳ lạ bậc nhất vũ trụ với 2 hành tinh to lớn, nằm giữa chòm sao Thiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN