Tiểu hành tinh rơi xuống Trái Đất làm sáng rực bầu trời tại Nga
Tối thứ Ba (3/12), một tiểu hành tinh dài khoảng 1 mét đã lao vào bầu khí quyển Trái Đất nhận nhiều sự quan tâm.
Sau khi lao vào bầu khí quyển Trái Đất, tiểu hành tinh này đã tạo ra một tia sáng chói lóa có thể nhìn thấy từ khoảng cách lên đến 700 km. Sự kiện này diễn ra vào khoảng 7 giờ tối theo giờ Moscow (Nga), thu hút sự chú ý của cả nhà khoa học lẫn người dân địa phương.
Tiểu hành tinh đã lao xuống giữa các thành phố Lensk và Olekminsky thuộc Cộng hòa Sakha (Yakutia) của Nga. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Liên bang Ural đã xác minh lộ trình của vật thể này và theo dõi cẩn thận quá trình bay của nó. Video ghi lại cảnh tiểu hành tinh lao xuống đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Theo các nhân chứng, tiểu hành tinh đã rơi gần Lensk. Kích thước của nó được ước tính khoảng 70 cm và thời điểm tiếp cận đã được dự đoán chính xác. Cụ thể, cú lao xuống của tiểu hành tinh diễn ra trong khoảng 5 giây, với thời gian hạ cánh được ghi nhận là 19:14:53, theo giờ Moscow.
Vụ rơi tiểu hành tinh tối 3/12 ở Nga may mắn là không gây nguy hiểm nào cho con người dưới Trái Đất.
Mặc dù kích thước khiêm tốn, tiểu hành tinh này đã tạo ra một cảnh tượng thị giác ấn tượng. Các nhà khoa học khẳng định rằng không có người hay tài sản nào bị đe dọa bởi sự cố lao xuống Trái Đất do tiểu hành tinh này gây ra.
Trước đó, một sự cố tương tự đã xảy ra với thiên thạch Chelyabinsk (Nga) vào năm 2013, khi một vật thể lớn hơn tạo ra sóng xung kích mạnh, làm vỡ cửa sổ và gây thương tích cho hơn 1.000 người. Ngược lại, tiểu hành tinh ở Yakutia tuy ngoạn mục nhưng hoàn toàn vô hại.
Hiện tại, các chuyên gia đang tiến hành kiểm tra các đặc điểm của tiểu hành tinh và các video ghi lại sự kiện. Những hiện tượng như thế này được coi là nguồn thông tin quan trọng về hành vi của các vật thể nhỏ gần Trái Đất khi xâm nhập vào khí quyển. Mặc dù nhiều tiểu hành tinh không được phát hiện do kích thước nhỏ hoặc vị trí xa xôi trước khi chúng tiến gần đến bầu khí quyển của Trái Đất.
IRAS 04125+2902b được mô tả là "một bước ngoặt đáng ngạc nhiên, thách thức sự hiểu biết hiện tại về cách các hành tinh hình thành".
Nguồn: [Link nguồn]