Tiết lộ vật thể khủng khiếp có thể “cuốn bay” Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một loại vật thể ma quái đến từ nơi khởi đầu của vũ trụ đã lao qua vùng lân cận chúng ta ít nhất 1 lần, mỗi thập kỷ.

Một nghiên cứu mới từ Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Vật lý hạt nhân Santa Cruz và Trường Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) cho thấy các lỗ đen nguyên thủy (PBH), vật thể vô hình từ bình minh vũ trụ, có thể đã khiến nhiều hành tinh và mặt trăng quanh chúng ta chao đảo.

Ảnh đồ họa mô tả "vật thể từ giây đầu tiên của vũ trụ" tiếp cận một hành tinh giống địa cầu. Tuy nhiên, sự thật có thể ôn hòa hơn - Ảnh: PHYSIC WORLD

Ảnh đồ họa mô tả "vật thể từ giây đầu tiên của vũ trụ" tiếp cận một hành tinh giống địa cầu. Tuy nhiên, sự thật có thể ôn hòa hơn - Ảnh: PHYSIC WORLD

PBH là một dạng vật thể giả thuyết đã từng được đề cập đến trong khoa học vũ trụ.

Những vùng hấp dẫn cực lớn này có thể đã ra đời trong giây ngay sau Vụ nổ Big Bang, do sự sụp đổ của các vùng không gian nóng và dày đặc.

Tùy vào thời điểm chúng được sinh ra trong khoảng thời gian 1 giây đầu tiên này, PBH có thể có khối lượng từ 1/100.000 chiếc kẹp giấy đến 100.000 lần Mặt Trời.

Tuy nhiên, đa số các nhà khoa học tin rằng phần lớn PBH có khối lượng nằm đâu đó khoảng giữa các tiểu hành tinh Juno hay Eros.

Quan trọng hơn, vật thể ma quái, cổ xưa này chủ yếu làm bằng vật chất tối nên rất khó để nắm bắt.

Theo nghiên cứu mới, tuy chưa ai thu được một bằng chứng trực tiếp về PBH nhưng chúng đã để lộ hành tung khi nhiều lần làm chao đảo các hành tinh và mặt trăng lân cận chúng ta ít nhất 1 lần trong mỗi thập kỷ.

Nếu không may một vật thể như thế đi ngang qua Trái Đất, nó sẽ không phá hủy thế giới của chúng ta. Thế nhưng, nó có thể gây ra sự lắc lư, chao đảo khi nó bay ngang qua.

Trong kịch bản xấu nhất, một PBH có thể đủ mạnh và tiếp cận đủ gần trên đường đi để cuốn bay một hành tinh nào đó theo sau nó. Có thể không đủ để hành tinh đó văng mất, nhưng đủ làm thay đổi khoảng cách của nó đối với sao mẹ.

Đối với một hành tinh có sự sống như địa cầu, đó sẽ là tin rất xấu bởi sự thay đổi khoảng cách chắc chắn dẫn đến thay đổi lớn về môi trường, khí hậu.

Rất may, theo tính toàn của các nhà khoa học, xác suất "cuốn bay" là thấp. PBH thường chỉ gây ra một số sự chao đảo tinh tế đối với các hành tinh mà nó tác động.

Sử dụng dữ liệu về vị trí của các hành tinh và mặt trăng nhất định từ cơ sở dữ liệu JPL Horizon của NASA, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng tác động của JPL đối với Thái Dương hệ.

Họ nhận thấy nếu một PBH có khối lượng tiểu hành tinh đi qua khu vực cách Mặt Trời 2 đơn vị thiên văn (gấp đôi khoảng cách Mặt Trời - Trái Đất), thì sau nhiều năm quỹ đạo của các hành tinh và mặt trăng sẽ chao đảo từ 1 inch (2,54 cm) đến vài feet (1 feet = 30,48 cm).

Vì vậy, các nhà khoa học kỳ vọng các cỗ máy như thiết bị NASA đã dùng để đo khoảng cách chính xác cấp độ centimet từ Sao Hỏa đến Trái Đất sẽ cung cấp manh mối quan trọng để xác định các PBH.

Rạng sáng 20-1, Nhật Bản trở thành quốc gia thứ 5 có tàu đổ bộ Mặt Trăng thành công. Nhưng họ có nguy cơ mất tàu vũ trụ của mình trong vài giờ tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN