Tia X từ vụ nổ hạt nhân có thể bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch

Sự kiện: Khám phá vũ trụ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nghiên cứu cho thấy vũ khí hạt nhân có thể bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch, mở ra hướng đi mới trong phòng thủ hành tinh.

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, Albuquerque, New Mexico, vừa công bố một nghiên cứu đầy hứa hẹn về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Trái Đất khỏi các vụ va chạm thiên thạch. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Physics, đã mở ra một hướng đi mới trong việc phòng tránh các mối đe dọa từ không gian.

Tia X từ vụ nổ hạt nhân có thể bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch - 1

Theo nhà vật lý Nathan Moore từ Phòng thí nghiệm Sandia, chỉ có một phương pháp duy nhất đủ năng lượng để chuyển hướng các tiểu hành tinh có kích thước lớn đe dọa Trái Đất. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các tiểu hành tinh nhỏ hơn trong những trường hợp có thời gian cảnh báo rất ngắn, chỉ khoảng một năm hoặc thậm chí ít hơn.

Ông cho biết: “Có một sự đồng thuận trong cộng đồng phòng thủ hành tinh, với ý kiến đặt ra rằng việc sử dụng tia X từ một thiết bị hạt nhân sẽ là lựa chọn duy nhất trong những kịch bản như vậy”. Theo lý thuyết, các vụ nổ này sẽ được thực hiện ở khoảng cách an toàn với Trái Đất.

Trước khi tiến hành thí nghiệm, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng động lượng từ một vụ nổ bom hạt nhân có thể làm lệch hướng thiên thạch khi chúng tiếp cận Trái Đất. Để kiểm chứng giả thuyết này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy Z Pulsed Power Facility - thiết bị phát tia X mạnh nhất thế giới - để mô phỏng một vụ nổ hạt nhân gần thiên thạch.

Z Machine tạo ra các điều kiện khắc nghiệt tương tự như trong các sự kiện thiên văn hoặc vụ nổ hạt nhân. Khi hoạt động, thiết bị này nén khí argon (hoặc các loại khí khác) dưới áp suất từ trường cao, tạo ra plasma với nhiệt độ lên tới hàng triệu độ, từ đó phát ra tia X cường độ cực mạnh.

Tia X từ vụ nổ hạt nhân có thể bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch - 2

Để tái hiện các thiên thạch, nhóm nghiên cứu đã chế tạo hai mô hình từ thạch anh và silica, mỗi mô hình có kích thước khoảng 12 mm. Những "thiên thạch siêu nhỏ" này được bọc trong lá kim loại nhẹ và đặt trong môi trường chân không để mô phỏng điều kiện không gian.

Khi chùm tia X năng lượng cao từ Z Machine chiếu vào, lá kim loại bị phá vỡ, khiến hai mô hình thiên thạch rơi tự do. Động năng từ tia X đã giúp chúng tăng tốc lên đến 69,5 m/s và 70,3 m/s trước khi bốc hơi hoàn toàn.

Để đánh giá tính khả thi của phương án này ở quy mô phòng thủ cấp độ hành tinh, nhóm nghiên cứu đã tích hợp kết quả từ các thí nghiệm vào các mô phỏng máy tính. Theo đó, tia X phát ra từ một vụ nổ hạt nhân từ khoảng cách vài km có khả năng làm lệch hướng một tiểu hành tinh có đường kính lên tới 4 km.

Mặc dù đây chỉ là một thí nghiệm quy mô nhỏ, nhưng kết quả thu được đã mở ra tiềm năng lớn cho việc ứng dụng vũ khí hạt nhân trong việc bảo vệ Trái Đất trước nguy cơ va chạm thiên thạch. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ mở rộng quy mô thí nghiệm và tiến hành trong môi trường không gian thực tế, nhằm tối ưu hóa giải pháp này trước khi đưa vào triển khai.

Tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất, tạo ra quả cầu lửa trong bầu khí quyển phía đông Philippines.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hoàng - Science News ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN