"Thực thể không thể giải thích" 13 tỉ năm trước hiện về
Barbenheimer là một thực thể đã "chết" chỉ ít lâu sau Vụ nổ Big Bang, hoàn toàn không phù hợp với hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.
Nhóm khoa học gia đến từ 34 cơ sở nghiên cứu của Mỹ, Đức, Úc, Anh, Hungary, Tây Ban Nha, Canada và Trung Quốc đặt biệt dành cho J0931+0038 là Barbenheimer cũng như gọi nó là "thực thể không thể giải thích được", vì những tiết lộ sốc từ quan sát mới.
"Thực thể không thể giải thích" Barbenheimer hiện về từ thế giới 13 tỉ năm trước - Ảnh: SDSS
Cái tên Barbenheimer nhằm ám chỉ đến hai bộ phim tương phản "Barbie" và "Oppenheimer" phát hành năm ngoái, theo Live Science.
Barbenheimer với cái tên gốc J0931+0038 từng được coi là một ngôi sao khổng lồ đỏ bình thường.
Nó được phát hiện lần đầu vào năm 199 trong khuôn khổ dự án Khảo sát bầu trời kỹ thuật số Sloan (SDSS), một trong những cơ sở dữ liệu thiên văn quốc tế chi tiết nhất.
Trong nghiên cứu mới, kính thiên văn SDSS đặt tại New Mexico - Mỹ được nhắm thẳng vào Barbenheimer. Một kính thiên văn mạnh khác là Giant Magellan đặt tại Chi Lê cũng "tham chiến".
Dữ liệu quang phổ mới tiết lộ Barbenheimer có thành phần hóa học hoặc kim loại cực kỳ kỳ lạ, với nồng độ các nguyên tố nặng cao bất thường, bao gồm những thứ chưa từng được tạo ra trên Trái Đất.
Chính điều đó biến Barbenheimer thành một thực thể không thể giải thích được.
Vào 13 tỉ năm trước, nó không còn là sao khổng lồ đỏ mà đã nổ tung thành siêu tân tinh. Đó cũng là lúc nó giải phóng ra những thứ kỳ lạ mà các nhà khoa học vừa nắm bắt.
Do độ trễ của ánh sáng, thứ mà chúng ta quan sát được từ Barbenheimer chính là hình ảnh của nó vào thời điểm 13 tỉ năm trước, tức khi vũ trụ chỉ mới trải qua vài trăm triệu năm sau Vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ.
Tính kim loại của thực thể "chết" này kỳ lạ vì ba lý do. Thứ nhất, nó có hàm lượng các nguyên tố nhẹ như ma-giê, natri và nhôm thấp bất thường. Thứ hai, nguyên tố trung bình cao bất thường như sắt, niken và kẽm.
Thứ ba, kỳ lạ nhất, nó dư thừa các nguyên tố cực nặng như strontium và palladium, cũng như những thứ khác nặng hơn những gì từng được tạo ra trên Trái Đất.
"Đôi khi chúng tôi nhìn thấy những đặc điểm này, nhưng chưa bao giờ trong cùng một ngôi sao" - đồng tác giả Jennifer Johnson từ Đại học bang Ohio (Mỹ) cho biết.
Bởi lẽ việc tồn tại nhiều nguyên tố nặng như vậy là rất vô lý. Nguyên tố nặng phải được hình thành từ nguyên tố nhẹ hơn. Nó có quá ít nguyên tố nhẹ để làm điều đó.
Vô lý hơn, thực thể Barbenheimer đã hơn 13 tỉ năm tuổi.
Đó là thời điểm mà tất cả các mô hình vũ trụ học chỉ ra vũ trụ non trẻ vẫn còn rất đơn điệu về mặt hóa học.
Theo lý thuyết cơ bản, mỗi thế hệ sao sẽ tự rèn các nguyên tố mới nặng hơn từ các nguyên tố nhẹ bên trong lõi của nó, sau đó phát nổ và giải phóng các nguyên tố mới ra xung quanh. Thế hệ sao kế thừa tiếp tục hành trình, khiến vũ trụ ngày càng có nhiều nguyên tố nặng.
Vì vậy, thực thể bí ẩn này lẽ ra của tương lai chứ không phải của quá khứ.
Đó là một câu đố hoàn toàn bế tắc, mà các nhà khoa học chỉ có thể hy vọng tìm kiếm manh mối thông qua việc xác định những thực thể cổ xưa tương tự.
Nguồn: [Link nguồn]
Tàu vũ trụ Peregrine trong sứ mệnh Mặt Trăng vừa thất bại của Mỹ đã rơi đến Trái Đất nhưng chưa rõ số phận vì vừa mất tích sáng 19-1 (giờ Việt Nam).