Thứ trưởng Bộ TT&TT: "Không ai có thể đơn độc đối đầu với các mối đe dọa mạng"

Đó là lời nhắc nhở của ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT tại Diễn đàn Chính sách Trực tuyến khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2.

“Liệu công lý có luôn tồn tại trên không gian mạng?”, đây là câu hỏi nhức nhối và đã được giải quyết tại Diễn đàn Chính sách Trực tuyến khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 (Asia Pacific Online Policy Forum II). Hội nghị với chủ đề “Bảo vệ không gian mạng: Liệu công lý có luôn hiện hữu?” có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về chính sách và an ninh mạng, trong đó có ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Việt Nam.

Ông Eugene Kaspersky - CEO Kaspersky.

Ông Eugene Kaspersky - CEO Kaspersky.

Chương trình được mở đầu và điều phối bởi ông Eugene Kaspersky - CEO hãng bảo mật Kaspersky. Tại hội nghị, ông đã đào sâu về bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng mới nhất và các xu hướng được khuếch đại bởi đại dịch. Đặc biệt, Kaspersky lưu ý sự thay đổi mục tiêu của tội phạm mạng từ điện thoại thông minh và thiết bị cá nhân sang hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) và Internet of Things (IoT).

“Năm 2020, chúng tôi ghi nhận lượng các tệp độc hại khác nhau tăng 20 đến 25% mỗi ngày. Và hiện tại, các nhà nghiên cứu của chúng tôi cũng đang theo dõi chặt chẽ hơn 200 băng nhóm tội phạm mạng chịu trách nhiệm phát động các cuộc tấn công siêu mục tiêu chống lại các ngân hàng, chính phủ hoặc cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng”, ông Kaspersky chia sẻ thông tin.

Ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT.

Ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT.

Ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam đã chia sẻ cách Việt Nam thực hiện các bước chủ động để bảo vệ không gian mạng quốc gia, bao gồm thiết lập luật, tiêu chuẩn và kế hoạch an ninh mạng quốc gia cho các tổ chức chính phủ và tư nhân.

Ông nhấn mạnh: “Không ai có thể đơn độc đối đầu với các mối đe dọa mạng. Không ai có thể an toàn khi chỉ có một mình”.

Một dự án thành công của Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (thuộc Cục An toàn Thông tin Việt Nam) được đề cập là “Chiến dịch rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”. Chiến dịch đã khiến số lượng IP botnet giảm gần một nửa; và hơn 1,2 triệu máy tính được quét, trong đó phát hiện hơn 400.000 máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại. Kaspersky là một trong những đối tác tư nhân trong chiến dịch này từ tháng 9 - 12/2020.

Trong khi đó, tiến sĩ Greg Austin - Giáo sư An ninh mạng, Chiến lược và Ngoại giao, Đại học New South Wales nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa nâng cao năng lực an ninh mạng và đầu tư vào giáo dục: “Chúng ta không có đủ chuyên gia an ninh mạng trên toàn cầu. Hầu hết các quốc gia không chuẩn bị để đầu tư vào giáo dục cho an ninh mạng. Chuyển đổi kỹ thuật số và nâng cao năng lực phòng vệ phải bao gồm chuyển đổi giáo dục”.

Bà Azleyna Ariffin - Trợ lý chính Giám đốc, Cơ quan An ninh mạng Quốc gia (NACSA) Malaysia thì nhấn mạnh nhu cầu về các chuyên gia và đây phải là một phần trong chiến lược của quốc gia. Tại Malaysia, Chiến lược An ninh mạng giai đoạn 2020 - 2024 được công bố vào tháng 10/2020 có tổng ngân sách 434 triệu đô USD bao gồm 5 mục tiêu nhằm cải thiện năng lực và quản lý an ninh mạng quốc gia. 

“Chúng ta cũng cần tập trung vào việc phát triển các kỹ năng và kiến thức về an ninh mạng để việc hợp tác đạt kết quả tốt hơn, đăc biệt khi chúng ta có trình kỹ năng và hiểu biết tương đồng liên quan đến các mối đe dọa và an ninh mạng”, bà Azleyna Ariffin nói tại diễn đàn trực tuyến Asia Pacific Online Policy Forum II.

2 trường hợp tiết lộ dữ liệu cá nhân của người khác có thể bị phạt tới 80 triệu (dự thảo)

Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN