Thứ sáu tới, mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Cùng với ngày hạ chí – ngày dài nhất năm ở Bắc bán cầu, tháng 6 năm nay còn chứng kiến nguyệt thực nửa tối khiến Mặt Trăng chuyển màu đỏ nhạt và hiện tượng nhật thực hình khuyên rất hiếm gặp.

Nhật thực hình khuyên được xem là sự kiện thiên văn đáng mong đợi nhất năm 2020.

Nhật thực hình khuyên được xem là sự kiện thiên văn đáng mong đợi nhất năm 2020.

Đêm thứ Sáu, rạng sáng thứ Bảy tuần này (6/6), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực nửa tối. Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng tối một phần của bóng Trái Đất, hay còn gọi là vùng nửa tối, khiến nó tối đi và chuyển màu đỏ nhạt.

Hiện tượng nguyệt thực nửa tối lần này sẽ quan sát được ở châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Úc và Ấn Độ Dương, trong đó có Việt Nam. Nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 00h45 rạng sáng ngày 6/6, đạt cực đại lúc 2h24 và kết thúc lúc 4h04 phút.

Lần nguyệt thực nửa tối này trùng với kỳ trăng tròn có tên Trăng Dâu tây (do các bộ lạc ở Châu Mỹ đặt) vì nó báo hiệu khoảng thời gian thu hoạch hoa quả chín và cũng trùng với đỉnh điểm mùa thu hoạch dâu tây. Lần trăng này cùng được biết đến là Trăng Hoa hồng (Full Rose Moon) và Trăng Mật ong (Full Honey Moon).

Nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra và rạng sáng thứ Bảy tuần này. Ảnh minh họa. 

Nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra và rạng sáng thứ Bảy tuần này. Ảnh minh họa. 

Đến ngày 21/6, người thiên văn thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú là nhật thực hình khuyên, xảy ra khi Mặt Trăng ở quá xa Trái Đất nên không thể hoàn toàn che kín Mặt Trời. Điều này dẫn tới sự xuất hiện của một vòng tròn ánh sáng bao xung quanh Mặt Trăng giống như hình khuyên.

Đường đi của nhật thực hình khuyên lần này sẽ bắt đầu ở vùng Trung Phi, di chuyển qua Ả Rập Xê út, Bắc Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và kết thúc ở Thái Bình Dương. Pha một phần có thể quan sát được ở phía Đông châu Phi, Trung Đông và phía Nam châu Á, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, khu vực Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần từ 13h16-16h18, tại TPHCM có thể quan sát từ 13h37-16h18, tại Đà Nẵng có thể quan sát từ 13h30 đến 16h22. Lưu ý, nhật thực một phần không thể quan sát bằng mắt thường mà phải sử dụng kính lọc chuyên dụng.

Năm nay, ngày hạ chí ở Bắc bán cầu rơi vào ngày 23/6. Đây sẽ là ngày đầu tiên của mùa hè ở Bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa đông ở Nam bán cầu. Ngày này được cho là ngày dài nhất năm ở Bắc bán cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc đua vũ trụ trở lại

Một tên lửa do hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk chế tạo đưa 2 phi hành gia Mỹ lên vũ trụ hôm 30/5, mở ra một kỷ nguyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN