Thông tin trên Facebook: Thật giả lẫn lộn

Sử dụng mạng xã hội Facebook, người dùng phải thật sự tỉnh táo để phân biệt được thông tin thật, giả.

Với hơn 1,55 tỉ người dùng, Facebook hiện đang là mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Do đó, không khó hiểu khi nó trở thành nơi để các doanh nghiệp quảng bá các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng. Đồng thời, Facebook cũng trở thành mảnh đất cho các trò lừa đảo người dùng.

Thông tin trên Facebook: Thật giả lẫn lộn - 1

Facebook đang có hơn 1,55 tỉ người dùng.

Năm 2015 ghi nhận hàng loạt trò lừa đảo trên Facebook, như nạp thẻ cào tặng 10 lần giá trị thẻ nạp, tri ân khách hàng tặng xe tay ga Piaggio,... Đặc điểm dễ nhận thấy của các dịch vụ này, đó là cung cấp thông tin mập mờ, lý do trao tặng không thuyết phục, chỉ là tin nhắn từ một tài khoản Facebook cá nhân hay trang web đi kèm trông rất nguy hiểm.

Riêng thông tin tặng 10 lần giá trị thẻ cào, Facebooker chỉ cần kiểm tra lại với thông tin chính thức từ các nhà mạng là sẽ biết ngay trò lừa đảo. Đã có rất nhiều người dính vào trỏ lừa này. Thực tế hiện nay, tất cả các nhà mạng, kể cả các nhà mạng lớn MobiFone, Viettel, VinaPhone đều không còn chương trình tặng trên 100% giá trị thẻ nạp.

Thông tin trên Facebook: Thật giả lẫn lộn - 2

Ngoài trò lừa nạp thẻ cào x10 lần giá trị, trên Facebook còn xuất hiện tình trạng hack nick và nhờ người thân, bạn bè của chủ nhân nạp thẻ cào.

Ngược lại, cộng đồng Facebook cũng thường xuyên chia sẻ thông tin của nhiều chương trình tri ân khách hàng có thật. Để kiểm tra nguồn thông tin, Facebooker có thể tra lại tính xác thực của fanpage đăng tin (có chấm màu xanh sau tên fanpage tức là fanpage đã được Facebook xác thực). Ngoài ra, cần phải đọc kỹ nội dung, thông tin liên hệ và dùng sự nhạy bén để đánh giá sự việc.

Chẳng hạn mới đây, một hãng điện thoại có phối hợp cùng một nhà ban lẻ để tổ chức chương trình tri ân khách hàng, tặng xe tay ga và xe ô tô cho khách hàng mua điện thoại. Nếu xem kỹ thông tin và dành thời gian kiểm tra lại từ trung tâm của một trong hai đơn vị trên, người tiêu dùng sẽ biết ngay đó là thông tin hoàn toàn có thật.

Thực tế trên một diễn đàn công nghệ, một thành viên trúng thưởng trong chương trình đã chia sẻ rằng, anh vẫn nghĩ mình đang bị lừa khi nhận thông báo trúng giải, bởi thông tin mà anh biết về chương trình chỉ đơn giản là từ chia sẻ của một người bạn trên Facebook. Ngay khi nhận được thông báo trúng xe, thay vì cung cấp thông tin cá nhân thì anh đã tra kỹ nhiều nơi về chương trình, đồng thời hỏi nhân viên tổng đài những câu hỏi tỉ mỉ trước khi tin đó là sự thật.

Ngoài ra, trên Facebook còn xuất hiện nhiều trò câu Like, câu lượt chia sẻ và bình luận mà người dùng phải cực kỳ cẩn thận. Chẳng hạn như với một status kêu gọi để lại bình luận, sau đó ban tổ chức sẽ chọn người may mắn ngẫu nhiên để tặng iPhone 6S. Nếu status này thu hút hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn lượt bình luận thì Facebooker hãy tỉnh táo trước khi bình luận, bởi thực tế không có ai lọc lại toàn bộ bình chuẩn để đưa vào phần quay số may mắn.

Cũng trên Facebook, người dùng thường chia sẻ những tin tức báo chí. Tuy nhiên, các thông tin này trên Facebook đôi lúc lại bị chỉnh sửa tiêu đề thành một hướng khác, đánh lừa người đọc so với bản tin gốc. Cách đơn giản là Facebooker chỉ nhấn vào những liên kết chia sẻ có nguồn gốc từ những trang báo, trang tin điện tử uy tín. Sau khi nhấn vào, lưu ý xem lại đường dẫn trên trình duyệt liệu đó có đúng là tên miền của website uy tín hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN