Thiết bị không người lái trở thành mặt trận mới của Mỹ - Trung
Trên kênh YouTube có 80.000 người theo dõi, Carson Miller, một sinh viên của ĐH Indiana (Mỹ), vừa đánh giá về mẫu thiết bị không người lái mới nhất, nhưng dường như đây không phải một công cụ của tình báo Trung Quốc.
Một thiết bị bay không người lái của DJI
Tuy nhiên, đó là khía cạnh mà giới chức Mỹ đang nhìn nhận về anh và hàng ngàn người Mỹ đã mua thiết bị không người lái của hãng công nghệ DJI, trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc.
DJI là nhà sản xuất thiết bị không người lái lớn nhất thế giới. Miller mua mẫu máy bay không người lái đầu tiên của DJI vào năm 2016 với giá 500USD, và đến nay đã có 6 chiếc.
“Nếu DJI bị cấm hoàn toàn, tôi sẽ cực kỳ sợ hãi”, nam sinh viên 21 tuổi nói.
Những người chỉ trích DJI cảnh báo hãng này có thể chuyển thông tin nhạy cảm cho các cơ quan tình báo Trung Quốc về nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng như cầu đường, đập thủy điện, đến những thông tin cá nhân như nhịp tim và nhận dạng khuôn mặt. Nhưng đối với Miller, người bình thường phải đối diện với những mối đe dọa lớn hơn nhiều so với thông tin riêng tư. “Có những ứng dụng theo dõi bạn bằng smartphone suốt ngày đêm”, anh nói.
Cách nghĩ đó là một vấn đề mà giới chức Mỹ gặp phải khi họ đang nỗ lực chấm dứt sự thống trị của DJI ở Mỹ. Ngày 16/12 vừa qua, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đưa công ty này vào danh sách cấm đầu tư. Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump trước đó cấm DJI mua các linh kiện, thiết bị của Mỹ.
Nghị sĩ thuộc cả hai đảng của Mỹ đang cân nhắc dự luật cấm các cơ quan liên bang mua thiết bị không người lái của DJI, và một thành viên của Ủy ban Truyền thông liên bang đề xuất loại hoàn toàn sản phẩm của DJI khỏi Mỹ.
DJI trở thành đại diện cho một mối đe dọa lớn hơn đối với an ninh quốc gia. Đó là khả năng chính phủ Trung Quốc thu thập dữ liệu nhạy cảm về hàng triệu người Mỹ. Trong những tuần gần đây, các cựu quan chức của cả chính quyền Obama và Trump đều cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể tận dụng thông tin cá nhân về công dân của nước đối thủ, trong khi bảo vệ dữ liệu của 1,4 tỷ dân Trung Quốc.
“Mỗi thông tin riêng lẻ đều không quan trọng lắm. Nhưng khi kết hợp lại, các thông tin như vậy có thể giúp chính phủ đối thủ có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống cá nhân của hầu hết người Mỹ”, GS Oona Hathaway, công tác tại Trường Luật Yale và từng công tác tại Lầu Năm Góc thời chính quyền Obama, nói.
Matt Pottinger, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia thời chính quyền Trump, cho rằng Trung Quốc đang đi trước phương Tây trong việc nhận ra tầm quan trọng của dữ liệu để có được lợi thế kinh tế và quân sự. “Nếu Washington và các đồng minh không thể phản ứng mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ thành công trong việc thâu tóm đỉnh cao của sức mạnh toàn cầu trong tương lai”, ông Pottinger viết trong bài báo mà ông là đồng tác giả đăng trên mục ý kiến riêng của New York Times.
Có nơi dùng cả robot di động, thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến và máy bay không người lái để giao hàng nhanh.
Nguồn: [Link nguồn]