Thiên thể sát Trái Đất bị tiểu hành tinh tấn công hơn...109.000 lần
Hơn 109.000 hố va chạm mới đã được phát hiện trên mặt trăng của Trái Đất, cho thấy hệ Mặt Trời thuở sơ khai đã từng xảy ra nhiều sự kiện "bạo lực" như thế nào.
Sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI), các nhà khoa học đã lập một "bản đồ hố va chạm" mới trên mặt trăng của Trái Đất, cho thấy nó có thể là một trong những thiên thể xui xẻo bậc nhất vũ trụ.
Theo tờ Space, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Chen Yang, nhà khoa học Trái Đất từ Đại học Cát Lâm, Trung Quốc đã dùng AI phân tích dữ liệu từ các tàu thăm dò đang bay trên quỹ đạo mặt trăng do đất nước này phóng lên để có thể tìm hiểu đầy đủ bề mặt của thiên thể nổi tiếng đầy vết lồi lõm này.
Hình ảnh cho thấy hàng loạt chấm xanh lục là các hố va chạm cỡ nhõ trên bề mặt mặt trăng - Ảnh: CHANG YENG
Theo tiến sĩ Yang, hơn 109.000 hố va chạm chưa từng được biết đến mà họ đã xác định có thể coi như một dạng "hóa thạch" ghi lại lịch sử của hệ Mặt Trời. Các hố va chạm thường được hình thành trong các cú va chạm của tiểu hành tinh và các dạng thiên thạch cỡ lớn khác. Với một hành tinh không bị xáo động bởi hoạt động kiến tạo và sự vận hành liên tục của khí hậu như Trái Đất, các hố va chạm đã được giữ nguyên hình dạng và kích thước như thuở sơ khai.
Bản đồ toàn cảnh mặt trăng dày đặc hố va chạm (màu nâu) - Ảnh: CHANG YENG
Bài công bố trên Nature Communications cho thấy hầu hết các hố va chạm được phân loại là "nhỏ", tức đường kính khoảng 1-100 km. Con số đó có vẻ khủng khiếp với thời hiện đại, nhưng trong buổi sơ khai của hệ Mặt Trời, các cuộc tấn công từ vũ trụ là điều các thiên thể thường xuyên hứng chịu.
Các nhà khoa học dự định sẽ dùng thuật toán này để nghiên cứu thêm nhiều hành tinh khác trong tương lai, bao gồm Sao Hỏa, để hiểu thêm về lịch sử dữ dội của hệ Mặt Trời.
Kỹ thuật LiDAR đã buộc các "căn cứ ma" 2.100 tuổi phải hiện hình, cho dù hầu hết chúng đã bị san phẳng hoặc bồi...
Nguồn: [Link nguồn]