Thiên thạch nổ ở Nga năm 2013: "Thần chết" quay lại sau 4,5 tỉ năm

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Thiên thạch Chelyabinsk từng gây kinh hoàng khi phát nổ trên bầu trời nước Nga 2013 vừa được chứng minh là có liên quan đến vụ va chạm khổng lồ khiến Trái Đất vỡ nát, hình thành nên Mặt Trăng.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chất học Craig Walton từ Đại học Cambridge (Anh) đã kiểm tra các khoáng chất phosphate trong thiên thạch Chelyabinsk và phát hiện ra rằng một vụ va chạm từ 4,5 tỉ năm trước đã là vỡ các khoáng chất thành những mảnh nhỏ và chịu nhiệt cao, sau đó tiếp tục gặp một tác động nhỏ hơn 50 triệu năm trước.

Trong đó, vụ va chạm 4,5 tỉ năm trước có thể chính là va chạm với Trái Đất, khi khối thiên thạch này còn thuộc về một cơ thể mẹ khổng lồ hơn.

Tinh thể phosphate trong thiên thạch Chelyabinsk - Ảnh: Craig Walton

Tinh thể phosphate trong thiên thạch Chelyabinsk - Ảnh: Craig Walton

Các nghiên cứu trước đây cho thấy đã từng có một loạt va chạm năng lượng cao giữa Trái Đất và các thiên thể trong khoảng gần 4,5 tỉ năm trước, nhiều nhất là mốc 4,48 đến 4,44 tỉ năm trước, tờ Science Alert cho hay.

Những vụ va chạm này gây ra bởi nhiều vật thể lớn nhỏ, bao gồm cả một hành tinh cỡ Sao Hỏa. Trái Đất vỡ ra nhiều lần, vật liệu từ hành tinh non trẻ hòa trộn với vật liệu từ các kẻ tấn công, một phần ở lại mặt đất, một phần bay tung lên không gian rồi dần ổn định theo quỹ đạo, gom dần thành Mặt Trăng, một số khác "đào thoát" vào không gian, thành những thiên thạch, tiểu hành tinh lang thang.

Cơ thể mẹ của Chelyabinsk được cho là cũng tham gia vào sự kiện. Sau va chạm, Chelyabinsk là một trong những kẻ "đào thoát" và hàng loạt biến cố trong không gian khác đã đưa "đứa con của thần chết" này quay trở lại vào năm 2013. Dù Chelyabinsk nổ tung trên bầu trời nhưng sóng xung kích của nó đã gây hàng loạt thiệt hại.

Vụ va chạm giữa cơ thể mẹ của Chelyabinsk với Trái Đất, cũng như hàng loạt va chạm cổ xưa khác, được cho là do sự di cư của các hành tinh khổng lồ như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương. Ban đầu chúng hình thành xa Mặt Trời hơn nhưng dần chạy gần lại, kéo theo nhiều nhiễu loạn trọng trường ở phần phía trong của hệ Mặt Trời, nơi có các hành tinh đá bé nhỏ bao gồm Trái Đất.

Tuy nhiên có thể tất cả những biến cố kinh khủng của hệ Mặt Trời sơ khai đã góp phần tạo nên một hành tinh sống được với sự sống tiến hóa bền vững trong suốt hàng tỉ năm.

Nghiên cứu vừa công bố trên Communication Earth & Environment.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhặt ”cục than” ngoài sân, hóa ra báu vật vũ trụ đắt gấp 120 lần vàng

Một mảnh 1,7 g là phần vụn của cụm thiên thạch "báu vật" Winchcombe rơi xuống nước Anh đầu năm 2021 vừa được bán với giá 9.256 bảng Anh, đắt gấp 120 lần giá trị của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN