Thí nghiệm gây sốc: Ngủ đông để du hành đến hành tinh khác?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Các nhà khoa học đã tìm ra một "công tắc não bộ" mang triển vọng giúp các nhà du hành vũ trụ tương lai có thể vượt qua ranh giới của hệ Mặt Trời, đi khai phá các ngoại hành tinh giống Trái Đất.

Du hành giữa các vì sao là một giấc mơ của nhân loại, nhất là khi các phương tiện quan sát tối tân đã giúp chúng ta xác định được nhiều ngoại hành tinh giống với Trái Đất và có thể là nơi có người ngoài hành tinh đang chờ đón.

Trở ngại về trình độ kỹ thuật tưởng khó nhưng được cho là dễ dàng vượt qua nhất, trong bối cảnh có một số tàu vũ trụ của nhân loại đã đi đến tận rìa hệ Mặt Trời, nhất là cặp đôi Voyager 1 và 2 của NASA đã bắt đầu tiến vào không gian giữa các vì sao.

Một hành tinh của Proxima Centauri, điểm đến mơ ước của nhân loại - Ảnh: NASA

Một hành tinh của Proxima Centauri, điểm đến mơ ước của nhân loại - Ảnh: NASA

Nhưng theo Science Alert, Voyager 1 với tốc độ hiện tại sẽ mất tận 73.000 năm để đến được "hệ Mặt Trời khác" gần nhất là Proxima Centauri, ngôi sao được cho là có chứa hành tinh giống Trái Đất. Cho dù tốc độ được tăng lên nhiều ở các phương tiện hiện đại và chúng ta giải quyết được tác động của bức xạ vũ trụ, thời gian của chuyến du hành vẫn là quá dài với con người.

Đây là điều mà các nhà khoa học từ Viện Công nghệ tiên tiến Thâm Quyến (SIAT) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đang cố giải quyết: Họ muốn tạo ra một trạng thái "ngủ đông" có thể giúp các nhà du hành tạm "ngưng đọng thời gian" sinh học, để họ sống sót qua thời gian nhiều thế hệ.

Thí nghiệm gây sốc đã thành công bước đầu ở động vật và tìm ra "chiếc chìa khóa vàng".

"Ở đây, chúng tôi nhận thấy rằng việc kích hoạt một quần thể tế bào thần kinh vùng trước giao thoa thị giác (POA) bằng một phương pháp hóa học gây ra tình trạng hạ thân nhiệt đáng tin cậy ở những con khỉ được gây mê và cả những con không bị gây mê" - các nhà nghiên cứu viết trong bài công bố trên tạp chí The Innovation.

Thí nghiệm giúp chứng minh trung tâm điều nhiệt của linh trưởng cũng có thể nhận một tác động để rơi vào trạng thái ngủ đông an toàn, vốn có thể giúp chúng chống chịu lại nhiệt độ lạnh và lượng oxy thấp.

Nhiệt độ cơ thể giảm khiến trao đổi chất chậm lại ở mức tối thiểu, các hoạt động sinh học chỉ vừa đủ để không bị teo cơ.

Nghiên cứu được thực hiện trên 3 con khỉ Macaca fasciculairs, trong đó chúng được theo dõi chức năng não cẩn thận qua fMRI (chụp cộng hưởng từ chức năng). Một loại thuốc tổng hợp tên là Clozapine N-oxide (CNO) được sử dụng để tạo ra trạng thái ngủ đông.

Nếu khỉ được gây mê, CNO gây ra giảm nhiệt độ trung tâm cơ thể, ngăn cản quá trình sưởi ấm bên ngoài, chứng tỏ vai trò của POA trong quá trình điều nhiệt.

Các con khỉ tỉnh táo cho kết quả tốt hơn, cũng ngủ đông như chuột bị hạ thân nhiệt. Tuy nhiên những con khỉ cho thấy nhịp tim tăng và sự run rẩy, là điều các nhà khoa học sẽ phải xử lý trước khi tiến đến thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên đây đã là bằng chứng đầu tiên chứng minh tính khả thi của phương án hạ thân nhiệt tạo ra trạng thái ngủ đông nhân tạo, là bước tiến đầu tiên trong hành trình giúp con người đủ khả năng tham gia du hành giữa các vì sao.

10 dấu hiệu cảnh báo nóng cho nhân loại về thảm họa tự tạo

Những sự kiện không ngờ tới xảy ra trong năm 2022 là lời cảnh báo về một "ngày tận thế" mà con người sẽ đối mặt, do chính chúng ta tự tạo ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN