Thân tên lửa Trung Quốc 25 tấn có thể rơi ngược lại Trái Đất ngày 31-7
Vật thể được đề cập là tầng giữa nặng khoảng 25 tấn của tên lửa Long March 5B, được phóng lên quỹ đạo vào ngày 24-7.
Theo tờ Space, các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu Vật thể quay lại và mảnh vỡ quỹ đạo của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ (CORDS - Mỹ) cho hay thân tên lửa có thể còn ở trên không trong khoảng 1 tuần.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của Lực lượng Không gian Mỹ và dự đoán rằng thời điểm thân tên lửa quay lại bầu khí quyển của Trái Đất là 7 giờ 30 phút sáng 31-7 theo giờ GMT (14 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam), có thể cộng hoặc trừ 22 giờ. Dự báo còn được cập nhật và tinh chỉnh theo diễn biến của vụ quay lại.
Vụ phóng Long March 5B ngày 24-7 - Ảnh: CGTN
Còn quá sớm để dự báo vật thể sẽ rơi xuống đâu trên Trái Đất. Hiện các nhà khoa học chỉ biết nó sẽ nằm đâu đó giữa 41 độ vĩ Bắc và 41 độ vĩ Nam, và không phải tất cả sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển - tức sẽ có cái gì đó thực sự rơi xuống.
"Quy tắc chung là 20-40% khối lượng của một vật thể lớn sẽ chạm tới mặt đất, nhưng con số chính xác phụ thuộc vào thiết kế của vật thể, trong trường hợp này chúng tôi dự kiến sẽ khoảng 5-9 tấn" - nhóm CORDS nói.
Các tầng giữa của hầu hết tên lửa quỹ đạo được thiết kế để hạ xuống ngay sau khi cất cánh, lái xuống biển an toàn hoặc đến các khu vực dân cư thưa thớt trên đất liền. Tiên tiến hơn là hạ cánh thẳng đứng và được cung cấp năng lượng để tái sử dụng mà Falcon 9 và Falcon Heavy của Sapce X là ví dụ.
Nhưng thân Long March 5B lại bay quá cao, đạt đến quỹ đạo cùng với thứ nó mang theo - mô-đun thứ 2 dành cho trạm vũ trụ Thiên Cung đang được xây dựng - nên sẽ gặp phải một vụ va chạm không kiểm soát được khi trở lại Trái Đất, gây ra bởi lực cản của khí quyển.
Hai nhiệm vụ trước mà Trung Quốc sử dụng Long March 5B cũng gặp rắc rối. một phần cái thứ nhất lao xuống một cách mất kiểm soát ngoài khơi bờ biển phía Tây của châu Phi, một số mảnh vỡ có thể đã đáp xuống Bờ Biển Ngà. Mảnh vỡ từ lần phóng thứ 2 rơi lại Ấn Độ Dương vào tháng 5-2021, 10 ngày sau vụ phóng và cũng được cho là rơi xuống một cách thiếu kiểm soát.
Nga rời Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS sau năm 2024, lập căn cứ riêng
Hãng tin TASS dẫn lời Giám đốc Roscosmos (Cơ quan Vũ trụ Nga) Yury Borisov tại cuộc hội đàm với tổng thống Vladimir Putin hôm 26-7 rằng Nga sẽ rời khỏi ISS sau năm 2024 để tập trung vào việc xây dựng trạm quỹ đạo ROSS riêng của quốc gia.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ hoàn thành mọi nghĩa vụ với đối tác, nhưng quyết định rút khỏi trạm này sau năm 2024 đã được đưa ra" - ông Borisov nói.
Theo phía Nga, nước này đã nhiều lần đặt vấn để về việc kéo dài dự án ở ISS đến năm 2030 nhưng không được phía Mỹ đồng thuận. Phía Nga cho rằng nếu không được bảo trì, ISS sẽ trở nên nguy hiểm với phi hành đoàn trong khi việc sử chữa đòi hỏi số tiền khổng lồ.
Ông Borisov cũng đề cập đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với ngành hàng không vũ trụ Nga và với cá nhân ông, sau đó trực tiếp gắn khung thời gian hợp tác trên ISS với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Nguồn: [Link nguồn]
Nga sẽ rút khỏi dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) với phương Tây sau năm 2024, tân Giám đốc Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos - Yury Borisov, cho biết hôm 26/7.