Tên lửa 3 tấn lao vào Mặt trăng là của Trung Quốc?
Một tầng tên lửa bị loại bỏ gần 3 tấn lao vào Mặt trăng ngày 4/3 vừa qua, nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn gây tranh cãi. Một số nhà thiên văn học theo dõi mảnh rác vũ trụ nói rằng, nó đến từ Trung Quốc, mặc dù các quan chức Trung Quốc phủ nhận.
Hình ảnh từ Kính thiên văn Hubble cho thấy mảnh rác vũ trụ ở phía xa của Mặt trăng
Tên lửa bị loại bỏ bay với vận tốc 9.288 km/h khi nó chạm vào miệng núi lửa Hertzsprung ở phía xa của Mặt trăng sáng 4/3. Năng lượng từ vụ va chạm dự kiến sẽ tạo ra một miệng núi lửa nông và tạo ra một đám bụi Mặt trăng cao hàng trăm dặm.
Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên mảnh rác vũ trụ vô tình va chạm với bề mặt Mặt Trăng. Nhiều chuyên gia giờ đây cho rằng mảnh rác này, đã hoạt động xung quanh vũ trụ trong hơn bảy năm, là tầng trên của tên lửa được phóng trong những chuyến đi đầu tiên của Trung Quốc lên Mặt trăng, vào năm 2014.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc cho rằng, tầng trên của tên lửa cháy lên trong bầu khí quyển của Trái đất nhiều năm trước. Bởi vì vụ va chạm này xảy ra ở phía xa của Mặt trăng, các nhà khoa học có thể mất hàng tuần, hoặc thậm chí hàng tháng để tìm ra miệng núi lửa và bất kỳ bằng chứng nào về nguồn gốc gây tranh cãi của mảnh rác vũ trụ này.
Bill Gray, một nhà thiên văn học Mỹ và là nhà phát triển của phần mềm theo dõi tiểu hành tinh Project Pluto, cho biết ông tin tưởng rằng vụ va chạm Mặt trăng này là tên lửa của Trung Quốc.
Grey cho biết, một vệ tinh vô tuyến nghiệp dư đã được gắn vào Thường Nga 5-T1 trong 19 ngày đầu tiên của chuyến bay và dữ liệu quỹ đạo được gửi về từ vệ tinh đó hoàn toàn khớp với quỹ đạo hiện tại của mảnh vỡ tên lửa.
Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực tái phân tích quỹ đạo của Gray, xác nhận điều này và một nhóm nghiên cứu của Đại học Arizona của Mỹ thậm chí đã xem xét quang phổ của ánh sáng mặt trời bị phản xạ bởi vật thể ở xa, bao quanh Mặt trăng, xác nhận rằng nó phù hợp với màu sơn của tên lửa Thường Nga 5-T1.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận mảnh rác vũ trụ này là của họ và khẳng định rằng tên lửa Thường Nga đã bị đốt cháy khi quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất.
Bộ Chỉ huy Không gian của Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan theo dõi rác vũ trụ quỹ đạo Trái đất thấp, ngày 1/3 lại đưa ra một tuyên bố xác nhận mảnh rác vũ trụ này có liên quan tới tên lửa năm 2014 của Trung Quốc.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo NASA, trong tháng 3 này một loạt các ngôi sao từng được chứng minh là có hành tinh quay quanh như Epsilon Tauri, Canis Majoris, Tau Geminorum... sẽ ở vị trí cực kỳ thuận lợi để quan...