Tàu vũ trụ châu Âu chao đảo vì “cú đảo ngược” của Mặt Trời

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tàu vũ trụ của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) vừa đụng độ khỏi một hiện tượng lạ gọi là "sự chuyển đổi ngược của Mặt Trời".

Theo Sci-News, gió Mặt Trời vốn là một dòng chảy liên tục của các hạt mang điện từ bầu khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời - còn gọi là vành nhật hoa - vào không gian liên hành tinh.

Tuy nhiên tàu vũ trụ ESA vừa gặp phải những cơn gió Mặt Trời "thổi ngược" kỳ dị, tạo ra một sự đảo ngược từ trường đột ngột và tạm thời. Hiện tượng này đã từng được tàu NASA ghi nhận trong không gian liên hành tinh, nhưng chưa từng xác định được quanh ngôi sao mẹ của chúng ta.

Ảnh đồ họa của NASA cho thấy hiện tượng xảy ra khi 2 luồng gió Mặt Trời áp sát và bắt đầu khiến các đường sức từ hỗn loạn - Ảnh: ESA

Ảnh đồ họa của NASA cho thấy hiện tượng xảy ra khi 2 luồng gió Mặt Trời áp sát và bắt đầu khiến các đường sức từ hỗn loạn - Ảnh: ESA

Theo tiến sĩ Gary Zank, Giám đốc Trung tâm Plasma vũ trụ, đó là một đường gấp khúc lan truyền trong từ trường, biến các dòng năng lượng này thành thứ giống như chữ S, hỗn loạn và khác thường.

Hiện tượng được ghi nhận bởi máy đo nhật quang Metis trên Tàu Quỹ đạo Mặt Trời của ESA.

Các nhà nghiên cứu đưa ra mô hình khả dĩ nhất là là do sự "va chạm" của các đường sức từ Mặt Trời. Chúng vô tình áp sát để rồi đẩy nhau, khiến một dòng chảy bị chuyển hướng, lao ngược về phía ngôi sao mẹ.

Điều này một lần nữa chỉ ra sự phức tạp của từ trường Mặt Trời, nguồn gốc của nhiều hiện tượng hỗn loạn và dữ dội thường xuyên ập vào các hành tinh quanh nó, cũng như cung cấp thêm dữ liệu để giới khoa học hiểu thêm về ngôi sao mẹ còn nhiều bí ẩn của chúng ta.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.

Kính thiên văn James Webb lại chụp ảnh vũ trụ tuyệt đẹp chưa từng thấy

Bức ảnh mới của kính thiên văn James Webb về tinh vân Tarantula đã mang đến cái nhìn mới mẻ về hàng nghìn ngôi sao trẻ chưa từng được thấy trước đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN