Tàu NASA đã gián tiếp bắn phá hành tinh khác?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Cú lao mình cảm tử của tàu NASA mang tên DART đã gây ra tác động mạnh tới nỗi hành tinh láng giềng của chúng ta cũng "hứng đòn".

Một phân tích mới đã tiết lộ rằng một số tảng đá từ tiểu hành tinh Dimorphos mà tàu DART của NASA lao vào năm 2022 có thể đang trong quá trình va chạm với Sao Hỏa, hành tinh láng giềng của chúng ta, theo Science Alert.

Các hố va chạm có đường kính lên tới 300 m có thể xuất hiện trên hành tinh đỏ do tác động gián tiếp từ cú lao mình của tàu DART - Ảnh đồ họa AI

Các hố va chạm có đường kính lên tới 300 m có thể xuất hiện trên hành tinh đỏ do tác động gián tiếp từ cú lao mình của tàu DART - Ảnh đồ họa AI

DART là tàu vũ trụ được sử dụng trong Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART), trong đó tiểu hành tinh nhỏ hơn trong cặp đôi Didymos - Dimorphos gần Trái Đất đã bị DART lao thẳng vào.

Đây là một thử nghiệm với kịch bản giả định rằng Dimorphos có khả năng va chạm Trái Đất, nhằm chuẩn bị cho các mối đe dọa thực sự trong tương lai.

Từ đó cho đến nay, NASA và các cơ quan vũ trụ đối tác vẫn luôn theo dõi tác động này.

Tàu DART lao mình vào Dimorphos - Ảnh đồ họa: NASA

Tàu DART lao mình vào Dimorphos - Ảnh đồ họa: NASA

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nà thiên văn học Marco Fenucci từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Albino Carbognani từ Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia Ý đã chỉ ra khả năng Sao Hỏa "hứng đòn" trong báo cáo vừa công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Cuộc điều tra của họ tập trung vào các mô phỏng số của vụ va chạm, tiết lộ các tác động từ bây giờ cho đến 20.000 năm sau, đặc biệt tập trung vào 37 tảng đá được Kính viễn vọng không gian Hubble xác định, kích thước từ 4-7 m.

Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng Trái Đất vẫn ổn. Một số tảng đá đến gần, nhưng đủ gần để gây ra mối đe dọa.

Nhưng 4 trong số những tảng đá sẽ đến đủ gần Sao Hỏa để có thể đâm thẳng xuống bề mặt – 2 tảng đá trong vòng 6.000 năm kể từ bây giờ và 2 tảng đá trong 15.000 năm nữa.

Nếu các tảng đá nhỏ đó lao vào Trái Đất, nó sẽ nhanh chóng bị bầu khí quyển đốt cháy và có thể biến mất từ lâu trước khi chạm được bề mặt. Nhưng sao Hỏa không được bảo vệ bởi lớp đệm khí quyển tốt như Trái Đất.

Theo tính toán, chúng có thể tạo ra những miệng hố nhỏ có đường kính lên tới 300 m trên hành tinh láng giềng của chúng ta.

Điều đó dường như không phải là vấn đề lớn vào lúc này, bởi vì không có ai trên Sao Hỏa lúc này.

Nhưng nếu các cơ quan vũ trụ triển khai các sứ mệnh nhắm vào Sao Hỏa trong tương lai, họ sẽ cần cân nhắc mối nguy cơ đối với các tàu vũ trụ vào thời điểm các tảng đá này giao nhau với quỹ đạo của Sao Hỏa.

Nguồn: [Link nguồn]

Ở nơi tưởng chừng là tận cùng của Thái Dương hệ, tàu NASA New Horizons đã phát hiện dấu hiệu của một "Vành đai Kuiper thứ hai".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN