Tậu máy kiểm tra nói dối vì quá ghen tuông

Debbi Wood là một trong số những phụ nữ hiếm hoi đã quyết định tậu máy nói dối để kiểm soát chồng của mình.

Cô Debbi Wood - 42 tuổi ở Leicester (Anh quốc) luôn cho rằng chồng sắp cưới, anh Steve Wood - 30 tuổi sẽ bị người đàn bà khác quyến rũ thế nên luôn kiểm tra điện thoại, hòm thư và cả tài khoản ngân hàng vài lần một ngày để tìm bằng chứng ngoại tình. Không những thế cô còn cấm anh không được xem chương trình ti vi có phụ nữ xuất hiện, thậm chí tậu hẳn máy kiểm tra nói dối để kiểm tra sự chung thủy của anh.

Tậu máy kiểm tra nói dối vì quá ghen tuông - 1

Máy kiểm tra nói dối mà Debbi đã mua về.

Debbi từng ở Mỹ 10 năm rồi chuyển về Britan khoảng 3 năm về trước sau khi chia tay mối tình nhiều năm với một người đàn ông. Suốt một thời gian dài Debbi rơi vào trạng thái trầm cảm và suy sụp tinh thần. Các chuyên gia tâm lý cho rằng chính sự đổ vỡ tình cảm này đã gây nên tổn thương tinh thần và dẫn đến chứng bệnh hiếm gặp như trên ở cô.

Cô trở về quê hương Scotland sống và hy vọng cuộc sống và cảnh vật ở nơi đây sẽ làm cô quên đi tất cả kỷ niệm buồn đã qua. Cô cũng nghĩ rằng bản thân sẽ không thể yêu ai được nữa cho đến khi gặp Steve - chàng trai kém cô gần chục tuổi nhưng có trái tim ấm áp và làm cô một lần nữa rung động. Họ quen nhau qua lời giới thiệu của bạn bè trên mạng xã hội, ban đầu hai người chỉ coi nhau là bạn bè và thi thoảng trao đổi thư từ nhưng rồi thông qua những lá thư, những cuộc trò chuyện trực tuyến đó họ dần dần quý mến và có tình cảm với nhau. Nhân một chuyến công tác đến London vào cuối năm 2011, Debbi đã hẹn gặp Steve vì nóng lòng muốn biết chàng trai hay trò chuyện qua mạng với mình thực tế là người thế nào. Và họ đã chính thức hẹn hò từ cuộc gặp gỡ lãng mạn đó.

Debbi nói rằng: “Tôi biết chắc chúng tôi sẽ trở thành một nửa của nhau khi lần đầu trao nhau nụ hôn dưới chân cầu London. Tôi đã tưởng mình sẽ không bao giờ có thể yêu lại được nữa nhưng rồi Steve đến và đánh cắp đi trái tim của tôi”.

Lúc đó vấn đề duy nhất là việc họ sống cách nhau quá xa, nhưng dường như khoảng cách địa lý lại càng làm cho tình yêu của họ trở nên mãnh liệt và mong muốn được cùng nhau xây dựng hạnh phúc, vậy nên cả hai quyết định chuyển về sống cùng một mái nhà và chỉ chờ ngày đẹp để tiến hành tổ chức đám cưới. Nhưng khi đó Debbi phát hiện ra Steve vẫn còn hay để mắt đến các cô gái trẻ xung quanh.

“Anh ấy thú nhận là việc nhìn ngắm phụ nữ là quyền tự do cá nhân, không ảnh hưởng đến quan hệ của chúng tôi vì chúng tôi sống cách xa nhau quá. Tuy tôi tha thứ cho Steve nhưng từ đó tôi bắt đầu ngờ vực về sự thủy chung của anh ấy”- Cô chia sẻ.

Kể từ khi dọn về chung sống cùng nhau cô bắt đầu tìm cách kiểm soát chồng sắp cưới của mình mọi lúc mọi nơi có thể. Ban đầu chỉ là kiểm soát tài khoản cá nhân, hòm thư nhưng sau đó cô lắp các phần mềm giới hạn trẻ em nhằm ngăn chặn xem hình ảnh phụ nữ khêu gợi trên máy tính và điện thoại của Steve.

Tậu máy kiểm tra nói dối vì quá ghen tuông - 2

Mặc dù bị sống bó buộc, nhưng Steve - chồng của Debbi cho biết anh vẫn cảm thấy rất hạnh phúc.

Bệnh ghen tuông của Debbi càng trở nên trầm trọng hơn khi họ đi ra ngoài cùng nhau bởi vì cô luôn tìm cách giám sát mọi cử động của anh. “Tôi nghĩ anh ấy thật đẹp trai và hoàn hảo, nhưng đó cũng không phải vấn đề chính khiến tôi lo âu, mà vấn đề ở chỗ tôi khó có thể tin rằng anh ấy sẽ không nhìn những cô gái khác xung quanh với suy nghĩ họ có thân hình nóng bỏng hay có khuôn mặt xinh đẹp, điều đó khiến tôi phát điên. Nếu bạn đang hẹn hò và sống hạnh phúc với một ai đó thì chỉ nên dành sự quan tâm duy nhất cho người đó thôi”.

Thông tin không nói rõ liệu Debbi đã sử dụng máy kiểm tra nói dối như thế nào và kết quả ra sao, nhưng có một sự thật là... Debbi bị bệnh hoang tưởng. Debbi được chẩn đoán là mắc phải hội chứng Othello vào hồi tháng 9 và chứng bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt đến nỗi gần như cô không rời khỏi nhà trong vòng 6 tháng.

Máy phát hiện nói dối, còn gọi là Máy nói dối, Máy trắc nghiệm tâm lý hay Máy ghi điện tim là một dụng cụ đo một số phản ứng sinh lý của một người ví dụ huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, sự biến đổi thân nhiệt và độ dẫn điện ở da trong khi người đó đang trả lời một số câu hỏi.

Theo lý thuyết, nếu người trả lời nói dối thì kết quả đo sẽ có những sự thay đổi đặc biệt, và những sự thay đổi này được hệ thống thần kinh giao cảm tạo ra. Đối với chính quyền Liên bang Hoa Kỳ, một cuộc kiểm tra tiến hành với máy nói dối còn được gọi là bài kiểm tra PDD, viết tắt của cụm từ psychophysiological detection of deception.

Bên cạnh việc dùng máy nói dối thì vẫn còn nhiều cách khác, mặc dù dùng máy nói dối là cách được biết đến nhiều nhất. Ví dụ như khi nhìn váo mắt người kiểm tra, nếu đồng tử co rút bất thình lình thì có khả năng là người kiểm tra đang nói dối.  Tại một số quốc gia, máy nói dối được sử dụng khi thẩm tra những người tình nghi hoặc thẩm tra tội phạm; hay nó có thể được dùng khi phỏng vấn những người xin việc làm trong các lĩnh vực nhạy cảm hoặc tối mật. Tuy nhiên hiệu quả của chiếc máy này vẫn còn nhiều tranh cãi, và về mặt pháp lý nó nhận được khá nhiều chỉ trích.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN