Tài xế công nghệ: “Tôi chưa từng nghĩ có ngày mình hoàn thành một khóa huấn luyện”

Đó là suy nghĩ chung của 126 tài xế có mặt trong buổi lễ Bế giảng Khóa huấn luyện tài xế công nghệ chuyên nghiệp đầu tiên do BE GROUP và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH phối hợp tổ chức.

Lần đầu tiên, tài xế công nghệ được một ứng dụng gọi xe, cơ quan quản lý nhà nước công nhận là một nghề đúng nghĩa, hướng đến việc bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động này. Điều này đánh dấu một cột mốc đáng chú ý trong ngành gọi xe công nghệ.

Tài xế công nghệ: “Tôi chưa từng nghĩ có ngày mình hoàn thành một khóa huấn luyện” - 1

“Cầm tấm bằng trên tay là thấy tài xế của be phải khác với những tài xế chạy xe bên ngoài”

Đó là lời khẳng định chắc nịch của chị Bùi Mỹ Linh, bóng hồng duy nhất trong số 126 TXCN hoàn thành khoá học để có được danh hiệu TXCN chuyên nghiệp như ngày hôm nay. Thân gái dặm trường, chị chọn nghề chạy xe để có vừa có thời gian trông con, vừa kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày.

Vượt qua hơn 3000 tài xế khác, lọt vào khoá huấn luyện và được đứng vào hàng ngũ 126 tài xế nhận giấy chứng nhận, chị chia sẻ: “Ngày trước, khách hàng vốn xem thường tài xế lẫn tài sản của tài xế vì họ nghĩ rằng, xe ôm ai cũng có thể hành nghề mà không cần bằng cấp. Chứng nhận này không chỉ thay đổi được nhận thức của cả xã hội về cái nghề chạy xe công nghệ, mà còn cho thấy được khả năng lẫn kỹ năng mà tài xế be mang đến cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ”.

Nghề chạy xe công nghệ từ lâu đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhưng để có khoá huấn luyện đào tạo bài bản cùng các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chuyên gia tâm lý hướng dẫn cách ứng xử với khách hàng,… hầu như không xuất hiện. Cũng như lời chị Linh nói, từ lâu, nhắc đến nghề chạy xe, mọi người đều nghĩ rằng, chỉ cần sở hữu một loại phương tiện di chuyển nào đó, biết sử dụng điện thoại thông minh là có thể làm tài xế công nghệ. Ít ai biết được rằng công việc thực sự cùng những đắng cay, những cảm xúc ngọt bùi của người cầm vô-lăng đằng sau là gì.

“Tôi sống một mình cũng là vì nghề chạy xe”

Anh Lê Duy Bảo, tài xế beBike, người vừa giành Giải Bạc cuộc thi “Tay lái Vàng” – Cuộc thi vinh danh tài xế công nghệ - bộc bạch. Anh Bảo tham gia be từ những ngày vừa ra mắt và gắn bó đến nay cũng được 1 năm. Khi nhắc về giải thưởng cũng như tấm bằng trên tay, anh cười: “Đâu ngờ có ngày nghề tài xế tụi tui được công nhận chuyên nghiệp như vậy, thấy vui mà khó tả lắm”. Từng làm tài xế cho nhiều công ty, lần đầu tiên anh thi thử và đậu vào Khoá huấn luyện và tự hào nằm trong số người đứng tại buổi lễ bễ giảng này, anh khoe cảm giác như là một người lao động thực thụ tại các xí nghiệp lớn, được bảo hiểm đầy đủ, không hề bị thiệt thòi về mặt quyền lợi khi đi làm. Dù sự nghiệp có thể cho là ổn định, nhưng ngược lại, phần gia đình không mấy hạnh phúc: “Vợ tui bỏ đi vì cô ấy không chấp nhận rằng chồng mình làm tài xế chạy xe ngoài đường. Đi làm nghề này cũng không nhận được mấy lời động viên gì, cơ mà nghề chọn người rồi chứ người đâu chọn nghề, làm TXCN cũng được, miễn là phúc lợi tốt thôi.”

Tài xế công nghệ: “Tôi chưa từng nghĩ có ngày mình hoàn thành một khóa huấn luyện” - 2

Quan niệm “Sinh nghề, tử nghiệp” gắn liền với văn hoá người Việt Nam, nghề chạy xe lắm gian truân, nhiều nguy hiểm, gia đình nếu không là nguồn động viên cho các tài xế, có lẽ các anh, chị sẽ không đủ sức mạnh tiếp tục cầm tay lái. May mắn rằng, nhiều bậc phụ huynh, người thân của các TXCN có mặt buổi lễ Bế giảng hôm nay hiểu và thông cảm cho sự vất vả ấy mà đến chung vui tại sự kiện.

“Mình dặn nó cẩn thận với nghề, nhưng nếu nó thích thì mình sẽ chiều thôi”

Tâm sự của ông Đặng Sáu, cha của TXCN Đặng Ngọc Minh Hoàng đang chạy beCar. Ông cho biết, anh Hoàng từ lâu đã rất muốn chọn chạy xe làm nghề nuôi thân chính, anh bắt đầu từ beBike, sau đó, để yên tâm hơn, ông Sáu cùng vợ mình quyết định mua trả góp ô tô để thuận tiện hơn trong công việc. “Nó giấu nhà, đi học huấn luyện bằng cấp gì đó, xong đậu rồi hoàn thành, đến ngày nhận bằng mới nói ba mẹ. Rất bất ngờ là con mình nghiêm túc với cái nghề này, tất nhiên, tôi thấy tự hào khi nhìn thấy giấy chứng nhận của con mình”. Tuổi trẻ xông pha nhưng còn thiếu sót nhiều kỹ năng, ngoài thu thập các kỹ năng cứng và mềm tại Khoá huấn luyện, anh Hoàng luôn được ba mẹ dặn dò nên cư xử ra sao với khách hàng, xử trí thế nào với tình huống khó khăn, chạy xe trên đường nên nhớ điều gì,… “Nên có nhiều lớp đào tạo tài xế chạy xe thế này, bởi được hướng dẫn kỹ càng, người chạy xe lẫn người thân mới cảm thân an toàn khi chọn nghề xe ôm mới đây.”

Những lời tâm sự trên cũng là tâm tư chung của các tài xế tại lễ Bế giảng Khoá huấn luyện TXCN chuyên nghiệp. Ai cũng mong muốn có được thứ làm niềm tin trong công việc để biết bản thân đang phấn đấu và theo đuổi lâu dài vì điều gì.

Tài xế công nghệ: “Tôi chưa từng nghĩ có ngày mình hoàn thành một khóa huấn luyện” - 3

Ông Lê Văn Chương – Phó Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục GDNN – Bộ LĐ TBXH) chia sẻ: “Đứng dưới góc độ là cơ quan quản lý nhà nước về nghề nghiệp, chúng tôi khẳng định TXCN là một nghề lái xe. Chúng ta đã có nghề lái xe truyền thống, thì trong bối cảnh công nghiệp 4.0 và số hóa, dưới sự phát triển của điện thoại thông minh thì đây là một nghề. Nhưng việc đưa nghề TXCN là một nghề có mã như ngành nghề khác thì chúng tôi sẽ có nghiên cứu, tuy nhiên cần khẳng định lại đây là một nghề và có đóng góp cho xã hội. Đặc biệt đó là sự vận chuyển chuyên chở, đảm bảo sự an toàn giao thông cho tất cả mọi người. Qua đó, chúng tôi đánh giá cao BE GROUP đã tổ chức cuộc thi “Tay Lái vàng” huấn luyện các TXCN vè nhiệt liệt chúc mừng các anh em TXCN đã hoàn thành cuộc thi tôn vinh nghề nghiệp của mình.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN