Tại sao Việt Nam điều tra thương vụ Grab thâu tóm Uber?

Thương vụ Grab thâu tóm Uber Đông Nam Á đang bị nhiều nước trong khu vực điều tra.

Theo thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (thuộc Bộ Công thương), sau các buổi làm việc với công ty Grab Việt Nam và đại diện hợp pháp của công ty Uber Việt Nam, Cục này đã quyết định điều tra tính hợp pháp của thương vụ Grab mua lại Uber Đông Nam Á mà trong đó có thị trường Việt Nam.

Tại sao Việt Nam điều tra thương vụ Grab thâu tóm Uber? - 1

Tại sao Việt Nam điều tra thương vụ Grab thâu tóm Uber?

Cụ thể, tại buổi làm việc, Uber cho biết từ 23h59 ngày 8/4/2018, Uber đã chính thức chấm dứt hoạt động của ứng dụng Uber tại Việt Nam. Hiện tại, văn phòng Uber Việt Nam cũng đã đóng cửa. Như vậy, giao dịch tập trung kinh tế giữa Grab và Uber đã chính thức hoàn tất tại thị trường Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả làm việc với các bên liên quan và thông tin thu thập được, căn cứ Khoản 2 Điều 86 Luật Cạnh tranh năm 2004, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng quyết định điều tra sơ bộ vụ việc. Lý do là Cục nhận định vụ việc có dấu hiệu liên quan đến hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế nêu tại Luật Cạnh tranh năm 2004.

Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.

Trước đó, Uber được yêu cầu tiếp tục hoạt động tại Philippines cho đến khi kết quả điều tra thương vụ sáp nhập vào Grab được phê duyệt. Động thái này xảy ra trong bối cảnh thương vụ sáp nhập Uber tại Đông Nam Á vào Grab gặp trở ngại tại Singapore, sau khi cơ quan giám sát cạnh tranh nước này yêu cầu Uber trì hoãn việc ngừng hoạt động 1 tuần khi cuộc điều tra đánh giá đang được diễn ra.

Grab thâu tóm Uber Đông Nam Á: Số phận các nhân viên Uber sẽ ra sao?

Uber đã đồng ý bán doanh nghiệp của mình ở Đông Nam Á cho đối thủ Grab của Singapore đúng như các tin đồn vào tháng trước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Grab mua lại Uber ở Đông Nam Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN