Tại sao tấn công mạng tại Việt Nam tăng hơn 10% trong tháng 1/2022?

Số cuộc tấn công mạng tại Việt Nam đã tăng hơn 10% trong tháng 1/2022, khi so với tháng 12/2021.

Theo thông tin vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) công bố, chỉ tính trong tháng 1/2022, Bộ TT&TT đã ghi nhận và hướng dẫn khắc phục 1.383 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 10,29% so với tháng 12/2021.

Cụ thể, trong số 1.383 sự cố, có 197 cuộc tấn công giả mạo (phishing), 125 cuộc tấn công thay đổi giao diện (deface) và 1.061 cuộc mã độc (malware).

Số cuộc tấn công mạng tại Việt Nam tăng hơn 10% trong tháng 1/2022 (so với tháng 12/2021). (Ảnh minh họa: Internet)

Số cuộc tấn công mạng tại Việt Nam tăng hơn 10% trong tháng 1/2022 (so với tháng 12/2021). (Ảnh minh họa: Internet)

Theo Bộ TT&TT, nguyên nhân số cuộc tấn công mạng vẫn tăng so với tháng trước là do tháng 1/2022 là tháng cuối năm âm lịch 2021 và số ca mắc mới COVID-19 vẫn gia tăng nhiều tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, cũng như diễn biến lây lan nhanh của biến thể COVID-19 Omicron.

"Do vậy, các đối tượng tấn công mạng đã lợi dụng sự quan tâm của toàn xã hội đối với tình hình dịch bệnh COVID-19, việc tiêm vắc-xin liều tăng cường thứ 3 để tăng cường tấn công mạng, phát tán, lây nhiễm mã độc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt, phá hoại thông tin của người dùng cũng như của tổ chức", Bộ TT&TT lý giải.

Tuy nhiên, tháng 1/2022 ghi nhận số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet là 879.342 địa chỉ, đã giảm 9,29% so với tháng 12/2021.

Cũng trong tháng 1/2022, lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT) đã ghi nhận tổng doanh thu 134,3 tỉ đồng, tăng 12%, tăng 3 doanh nghiệp ATTT so với cùng kỳ tháng 1/2021 (khi đó có 91 doanh nghiệp).

Số chứng thư số công cộng đã cấp tháng 1/2022 là 4.581.000 chứng thư số, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2021 (4.014.701 chứng thư số). Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động tháng 1/2022 là 1.690.000 chứng thư số, tăng 7,03% so với cùng kỳ năm 2021 (1.578.959 chứng thư số).

Cũng trong tháng 1 vừa qua, kế hoạch phát triển 1.000 nhân lực ATTT chuyên nghiệp đã được phê duyệt. Kế hoạch duy trì và nâng hạng Chỉ số xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) và cụ thể các nhiệm vụ thực hiện trong năm 2022 cũng như bộ tiêu chí đánh giá sự trưởng thành của các đội ứng cứu sự cố đã được xây dựng.

Trong tháng 2/2022 tới đây, lĩnh vực ATTT đặt trọng tâm hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn "Sử dụng mô hình định danh điện tử (eKYC) bằng phương pháp hình ảnh trong việc cung cấp dịch vụ ký từ xa (remote signing)".

Bộ TT&TT cũng sẽ hoàn thiện dự thảo và gửi xin ý kiến các đơn vị nội dung 2 chỉ thị: Về tăng cường công tác bảo đảm ATTT cho thiết bị camera giám sát; và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố, bảo đảm ATTT mạng Việt Nam.

Tổng quan một số lĩnh vực khác thuộc ngành TT&TT tháng 1/2022

1. Bưu chính: Tháng 1/2022 là tháng cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán, doanh thu, sản lượng của lĩnh vực tăng trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ 2021.

2. Viễn thông: Đến hết tháng 1/2022, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 11,496 nghìn tỉ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ 2021.

- Số thuê bao điện thoại sử dụng smartphone đạt 91,32 triệu (chiếm 72,6% tổng số thuê bao điện thoại di động), tăng 1,01% so với cùng kỳ 2021.

- Số thuê bao băng rộng cố định hộ gia đình là 18,66 triệu, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 68% hộ gia đình.

3. Ứng dụng Công nghệ thông tin: Tính đến ngày 20/1/2022, tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện đưa lên mức độ 4 là 96,74%.

- 63/63 địa phương hoàn thành kết nối thử nghiệm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dịch vụ xác thực thông tin công dân phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- 54/63 tỉnh, thành phố xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử, phiên bản 2.0.

- 54/63 tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

- 52/63 tỉnh, thành phố xây dựng ban hành Chương trình/Kế hoạch Chuyển đổi số.

Nguồn: [Link nguồn]

Việt Nam phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trên Viber: 1 ”click” là hack thành công

Lỗ hổng này ảnh hưởng đến tất cả máy tính của người dùng đang cài đặt Viber nền tảng Windows, MAC và Linux.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN