Tài khoản mạng xã hội sắp phải xác thực để đăng bài

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tài khoản đã xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới được đăng bài, bình luận, livestream theo nghị định 147, có hiệu lực từ ngày 25/12.

Nghị định 147 về Quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng được Chính phủ ban hành cuối tuần qua, thay thế cho nghị định 72/2013 và 27/2018. Một trong các thay đổi là quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới với những dịch vụ có lượng truy cập lớn trên 100.000 mỗi tháng hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.

Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ phải xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội bằng số điện thoại tại Việt Nam. Trong trường hợp không thể dùng số điện thoại, mạng xã hội sẽ phải yêu cầu xác thực bằng số định danh cá nhân, theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử. Trước đó, nghị định 27/2018 quy định người dùng mạng xã hội có thể xác thực bằng địa chỉ email hoặc số điện thoại khi đăng ký hoặc thay đổi thông tin.

"Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội", nghị định nêu.

Người tiêu dùng xem livestream bán hàng qua mạng xã hội. Ảnh: Thành Nguyễn

Người tiêu dùng xem livestream bán hàng qua mạng xã hội. Ảnh: Thành Nguyễn

Ngoài ra, các đơn vị này cũng phải lưu trữ thông tin người dùng dịch vụ từ Việt Nam khi đăng ký tài khoản, gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại tại Việt Nam hoặc số định danh cá nhân. Với những người dùng đã hoạt động, việc xác thực sẽ phải được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ khi nghị định có hiệu lực. Trường hợp người sử dụng dưới 16 tuổi, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ đăng ký bằng thông tin của mình và có trách nhiệm giám sát, quản lý việc trẻ em truy cập và đăng tải thông tin.

Người sử dụng có quyền quyết định cho phép hoặc không, đối với việc sử dụng thông tin cho mục đích quảng cáo.

Với các nội dung vi phạm pháp luật, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm chậm nhất 24 giờ kể từ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Đối với các tài khoản, trang, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên có nội dung vi phạm (trong 30 ngày có 5 lần hoặc 90 ngày có 10 lần bị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an yêu cầu gỡ bỏ), mạng xã hội sẽ phải khóa tạm thời các trang này từ 7 đến 30 ngày, không cho truy cập từ người dùng Việt Nam. Trong trường hợp tài khoản, trang, nhóm, kênh bị tạm khóa ba lần hoặc đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, mạng xã hội sẽ phải khóa vĩnh viễn việc truy cập từ Việt Nam.

Các đối tượng lừa đảo sẽ làm CCCD giống với tên của người bị hại sau đó lợi dụng lỗ hổng khi mở tài khoản trực tuyến để mở tài khoản ngân hàng giống tên của họ và đi vay mượn tiền của người khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lưu Quý ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN