Sự thật sốc về sinh vật được cho là "con lai" từ hành tinh khác
Nghiên cứu kéo dài nhiều năm của Mỹ đã cho thấy bạch tuộc và mực sở hữu một khả năng gây sốc mà không sinh vật nào khác trên Trái Đất có được: tự... chỉnh sửa gene để trở nên ưu việt hơn.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Cell tiết lộ các nhà khoa học đã đặt được bước ngoặt khó tin từ năm 2017, khi xác định được bạch tuộc và một số loài mực thường xuyên tự chỉnh sửa trình tự RNA của chúng để thích nghi tốt hơn đối với môi trường.
Khả năng tự chỉnh sửa bộ gene linh hoạt có thể là chìa khóa cho trí thông minh "như từ ngoài hành tinh" của loài bạch tuộc - Ảnh: Claudie Contretas/NPL/Nature
Đối với mọi sinh vật đa bào khác, những thay đổi di truyền thường chỉ được tiến hành chậm chạp thông qua đột biến ở DNA. Theo tiến sĩ Joshua Rosenthal từ Phòng thí nghiệm sinh vật biển Mỹ, thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu quốc tế, có thể ví như DNA là một công thức còn RNA là người đầu bếp chuẩn bị các món ăn theo công thức đó, tạo ra các protein cần thiết để toàn bộ sinh vật hoạt động.
Nhưng với những sinh vật đặc biệt này, RNA không chỉ thực hiện các công thức một cách mù quáng mà liên tuujc ứng biến, thay đổi các loại protein được tạo ra trong tế bào. Quá trình hiếm gặp này cho phép sinh vật "biến đổi" một cách ngoạn mục, dường như vượt ra khỏi các chuẩn mực sinh học thông thường. Thậm chí với vài loài mực và 2 loài bạch tuộc, người ta phát hiện chúng đã chỉnh sửa tới hơn 60% hệ thần kinh, khiến sinh lý não hoàn toàn thay đổi và thích nghi được với các điều kiện hoàn toàn khác biệt của nhiều vùng đại dương.
Bình luận về công trình trên The Atlantic, nhà di truyền học Kazuko Nishikura từ Viện Wistar (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết ông tự hỏi liệu đó có phải là câu trả lời cho sự phát triển não bộ khó tin của loài bạch tuộc.
Năm 2018, một nghiên cứu gây sốc khác đến từ 33 nhà sinh vật học nổi tiếng khắp thế giới, công bố trên Progress in Biophysics and Molecular Biology đã lý giải những đặc tính lạ lùng cùa loài bạch tuộc theo "thuyết panspermia", tức lý thuyết cho rằng các vật liệu sinh học từ vũ trụ đã theo chân thiên thạch hay sa chổi, bổ sung vào hệ sinh vật hiện hữu và tạo ra một số loài vượt trội so với các họ hàng của chúng trên cây tiến hóa. Nói cách khác, họ cho rằng bạch tuộc - sinh vật xuất hiện đột ngột trên cây gia phải của lớp động vật chân đầu, ngành thân mềm - chính là một "đứa con lai" liên hành tinh.
Sử dụng "thợ săn vũ trụ" Gaia và LAMOST, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra 591 ngôi sao siêu tốc ẩn nấp trong...
Nguồn: [Link nguồn]