Sự cô đơn ngoài vũ trụ có thể khiến thức ăn có vị tệ hơn
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra sự cô đơn khi ở trong không gian sẽ làm thức ăn có vị tệ hơn.
Vũ trụ vốn dĩ cô đơn! Các thành viên phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế làm việc cùng nhau, nhưng họ thường bị cô lập khỏi bạn bè và gia đình ở Trái đất trong nhiều tháng, có khi là nhiều năm. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra sự liên kết giữa cô đơn khi ở trong không gian với lý do tại sao thức ăn có vị tệ hơn khi ăn trong môi trường này.
Nghiên cứu mới đến từ Đại học RMIT ở Melbourne, Úc, và những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy hương vị thực phẩm có thể là chìa khóa để hiểu chính xác lý do tại sao các phi hành gia dường như gặp khó khăn khi thưởng thức bữa ăn của họ trong không gian. Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng môi trường ngoài Trái Đất có thể thay đổi cách các phi hành gia cảm nhận hương vị và mùi thơm của thực phẩm.
Nhà nghiên cứu chính, Julia Low, giải thích trong một thông cáo báo chí rằng "cảm giác cô đơn và cô lập lớn hơn cũng có thể đóng một vai trò. Có những hàm ý từ nghiên cứu này xung quanh cách những người bị cô lập ngửi và nếm thức ăn."Tất cả những phát hiện này kết hợp lại với nhau để cố gắng giải thích chi tiết hơn lý do tại sao thức ăn có vị khó ăn hơn khi ăn ngoài vũ trụ.
Một lý do khác khiến thức ăn không ngon trong không gian, đặc biệt là khi các phi hành gia lần đầu tiên du hành đến ISS, có thể là do khuôn mặt họ bị sưng và nghẹt mũi. Điều này liên quan đến tình trạng thiếu trọng lực trên ISS sẽ kéo chất lỏng từ phần thân dưới lên phần thân trên.
Về cơ bản, nó khiến các phi hành gia có các triệu chứng của cảm lạnh và có thể ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của họ. Tuy nhiên, các triệu chứng đó thường biến mất sau một thời gian ngắn khi họ đã quen với môi trường sinh hoạt trong không gian.
Để nghiên cứu tác động thực sự của khứu giác đối với lý do tại sao thức ăn có vị khó ăn trong không gian, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kính thực tế ảo VR để mô phỏng ISS.
Sau đó, họ thử nghiệm những người tham gia để xem họ sẽ phản ứng thế nào với các mùi hương khác nhau, chẳng hạn như vani, hạnh nhân và chanh. Họ phát hiện ra rằng một số hình ảnh thực phẩm như vani và hạnh nhân, có cường độ mạnh hơn nhiều trong trạm vũ trụ mô phỏng, trong khi hình ảnh quả chanh vẫn giữ nguyên cường độ tương đối.
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là giúp tìm ra không chỉ lý do tại sao thức ăn có vị khó ăn trong không gian mà còn tìm ra loại thực phẩm nào có thể được điều chỉnh tốt hơn để mang lại cho các phi hành gia trải nghiệm tốt hơn, đặc biệt là đối với các nhiệm vụ dài hạn như nhiệm vụ Artemis sắp tới, khi các phi hành gia sẽ bay vòng quanh Mặt Trăng trên tàu Orion của NASA, dự kiến cất cánh trong năm 2024.
Sự xuất hiện không mong đợi của "quái vật" PJ308-21 trong dữ liệu của James Webb đã làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học lâu đời.
Nguồn: [Link nguồn]