"Sôi sục" EURO 2024, chuyên gia cảnh báo các trò lừa đảo trực tuyến

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hình thức tấn công giả mạo với nhiều chiêu trò lừa đảo trực tuyến đang "ăn theo" EURO 2024.

Vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu EURO 2024 đã gần đi hết lượt trận thứ nhất của vòng bảng, với nhiều bất ngờ đã xảy ra - như Romania dù "cửa dưới" nhưng lại thắng đậm Ukraine tận 3 - 0, Bỉ sảy chân thua 0 - 1 trước Slovakia,...

Trong bối cảnh sức nóng của EURO 2024 ngày càng "sôi sục", ông Phan Việt Linh - Giám đốc CDNetworks Việt Nam cảnh báo, tội phạm mạng đang cố gắng tận dụng cơ hội này để tăng cường các hoạt động lừa đảo trực tuyến nhắm vào người hâm mộ bóng đá.

EURO 2024 là thời cơ cho hacker lợi dụng để lừa đảo người dùng Internet. (Ảnh minh họa)

EURO 2024 là thời cơ cho hacker lợi dụng để lừa đảo người dùng Internet. (Ảnh minh họa)

Theo ông Linh, một trong số các hình thức lừa đảo phổ biến có thể kể đến là tấn công giả mạo (Phishing Attack). Đây là một hình thức lừa đảo phổ biến, khi kẻ gian tạo ra các trang web giả mạo để đánh cắp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản của người dùng; lừa mua vé giả để xem các trận đấu đỉnh cao hay âm thầm phát tán tấn công mã độc ransomware xâm nhập vào thiết bị của người dùng thông qua các liên kết xem bóng đá trực tuyến.

"Ngoài ra, đây cũng là thời điểm vàng để gia tăng các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội với hình thức quảng bá hàng giả hoặc giải thưởng khuyến mại. Từ góc độ kinh doanh, sự hiện diện của những kẻ lừa đảo này có thể ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin của người dùng. Do đó, việc triển khai các biện pháp bảo mật tiên tiến, như Digital Rights Management (DRM) là cực kỳ quan trọng để giúp xác định và ngăn chặn các hoạt động gian lận, bảo vệ doanh nghiệp và người dùng", ông Phan Việt Linh cảnh báo.

Giám đốc CDNetworks Việt Nam cũng khuyến nghị: Nếu chẳng may bị lừa đảo trực tuyến, điều đầu tiên nạn nhân cần làm là trình báo ngay vụ việc với cơ quan công an tại địa phương. Ngoài ra, hãy lập tức liên hệ với ngân hàng, tổ chức tài chính để báo cáo lừa đảo và yêu cầu dừng mọi hoạt động giao dịch. Điều quan trọng nữa là phải thay đổi ngay mật khẩu cho tất cả tài khoản trực tuyến và bật xác thực đa yếu tố (nếu có).

Cùng với đó, người dùng hãy quét bảo mật toàn diện trên thiết bị của mình để phát hiện và xóa mọi phần mềm độc hại. Cuối cùng là chủ động tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về các chiến thuật lừa đảo phổ biến để ngăn chặn tình huống tương tự không tái diễn trong tương lai.

"Đối với các tổ chức, việc có một kế hoạch ứng phó sự cố mạnh mẽ là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc thông báo ngay lập tức cho người dùng về các vi phạm tiềm ẩn, hợp tác với các cơ quan chức năng, và triển khai các biện pháp để ngăn chặn các trường hợp lừa đảo trong tương lai. Đảm bảo rằng người dùng biết về các biện pháp bảo mật và cập nhật cũng có thể nâng cao khả năng bảo vệ tổng thể. Việc sử dụng các giải pháp DRM cũng có thể bảo vệ nội dung khỏi việc truy cập và phân phối trái phép", ông Linh khuyến nghị.

Ngoài ra, theo ông Linh, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và các công ty công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người dùng khỏi các trò lừa đảo trực tuyến. Các tổ chức có thể đặc biệt tăng cường an ninh đáng kể bằng cách áp dụng các giải pháp bảo mật tiên tiến.

Để phòng tránh các mối đe dọa trực tuyến trong mùa giải EURO 2024, CDNetworks khuyến nghị người hâm mộ bóng đá:

- Luôn sử dụng các trang web chính thức và uy tín để theo dõi các trận đấu và mua vé.

- Thận trọng với các email hoặc tin nhắn yêu cầu cung cấp tài khoản giao dịch hoặc thông tin cá nhân.

- Đảm bảo rằng thiết bị và ứng dụng luôn được cập nhật với các bản vá bảo mật mới nhất.

- Tạo mật khẩu mạnh và duy nhất cho mỗi tài khoản trực tuyến và kích hoạt xác thực đa yếu tố nếu có thể.

- Hãy cân nhắc việc sử dụng các công cụ bảo mật như phần mềm chống vi rút và VPN để bảo vệ các hoạt động trực tuyến.

Đó là 6 vụ lừa đảo trực tuyến vừa xảy ra mới đây, được Cục An toàn thông tin (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) điểm tin để cảnh báo người dùng Internet tại Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An An ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN