Sốc trước mức "xâm chiếm" lưu lượng Internet của phần mềm độc hại
Sự hoạt động rộng rãi của bot độc hại đã chiếm đến hơn 70% lưu lượng Internet toàn cầu.
Theo Digital Trends, trong một tiết lộ đáng lo ngại của nền tảng kiểm soát gian lận Arkose Labs, có đến 73% lượng truy cập Internet đến các trang web và ứng dụng được phân tích tháng 1 - 9/2023 là do các bot tham gia vào các hoạt động độc hại gây ra. Tiết lộ này làm dấy lên các cuộc thảo luận về sự hao hụt đáng kể đối với nguồn tài nguyên Internet quy giá cho những hành động bất chính.
Khoảng 73% lưu lượng mạng Internet bị bot độc hại chiếm dụng.
Quý 3 năm 2023 đã chứng kiến sự thống trị của các hoạt động độc hại như liên quan đến đánh cắp tài khoản. Trong các danh mục, gian lận qua SMS có mức tăng cao nhất, tăng 2,141% trong quý thứ ba so với quý trước. Ngoài ra, số vụ tấn công vào các trung tâm hỗ trợ khách hàng cũng tăng 160%. Các hoạt động thu thập dữ liệu có mức tăng đột biến nhất từ quý 1 – 2 năm 2023 ở mức 432%.
Arkose Labs báo cáo số vụ tấn công bằng bot thông minh đã tăng 291% trong hai quý đầu năm. Sự gia tăng này có liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật phức tạp, bao gồm học máy và AI, cho phép các bot này bắt chước hành vi của con người với khả năng thích ứng cao hơn. Các hoạt động lừa đảo chủ yếu được xác định ở Brazil, Ấn Độ, Nga, Việt Nam và Philippines.
Nhưng ngoài các bot độc hại, còn có sự tồn tại của các bot hữu ích đóng góp tích cực cho hệ sinh thái trực tuyến. Chúng bao gồm các dịch vụ như lập chỉ mục trang web cho công cụ tìm kiếm, xử lý các tác vụ dịch vụ khách hàng và quản lý trải nghiệm truyền thông xã hội.
Nguồn: [Link nguồn]
Vừa qua, công ty an ninh mạng Kaspersky đã phát hiện hơn 200 ứng dụng độc hại trên Google Play, được tải xuống 600 triệu lần trong năm 2023.