Sốc: Hệ Mặt Trời còn "giấu" 2 hành tinh đại dương nhiều nước hơn Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hành tinh đại dương giống Trái Đất - loại thiên thể giới thiên văn luôn mong tìm thấy trong cuộc săn sự sống ngoài hành tinh - ở gần chúng ta hơn nhiều so với tưởng tượng trước đây.

Nếu như các nhà thiên văn từng vui mừng vì tìm được TRAPPIST-1, một hệ sao cách Trái Đất 39 năm ánh sáng với 7 hành tinh đại dương, thì phát hiện mới của nhóm khoa học gia từ Trường Nghiên cứu Cao cấp Quốc tế (SISSA) ở Trieste (Ý) và Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) thực sự gây sốc.

Họ khẳng định Trái Đất không phải là hành tinh đại dương duy nhất trong Hệ Mặt Trời, mà còn có Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Hai thế giới này thậm chí còn nhiều nước hơn cả Trái Đất!

"Chân dung" 2 hành tinh đại dương mới được phát hiện của Hệ Mặt Trời - ảnh: Federico Grasselli

"Chân dung" 2 hành tinh đại dương mới được phát hiện của Hệ Mặt Trời - ảnh: Federico Grasselli

Hành tinh đại dương – những "aquaplanet" huyền thoại – là cụm từ để chỉ những thế giới có nhiều nước trên bề mặt hoặc dưới bề mặt. Trong vũ trụ, nước là điều kiện quan trọng hàng đầu để một thiên thể có thể lưu giữ sự sống. Tất nhiên, không phải nơi nào có nước cũng có sự sống, nhưng đó là dấu mốc đầu tiên mà các nhà thiên văn tìm kiếm khi săn sự sống ngoài hành tinh.

Một số nghiên cứu gần đây từng khẳng định còn có những thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời là thế giới đại dương. Nhưng chúng không phải hành tinh, mà chỉ là mặt trăng hoặc hành tinh lùn: mặt trăng Europa, Ganymede, Callisto của Sao Mộc; mặt trăng Enceladus, Dione của Sao Thổ; mặt trăng Triton của Sao Hải Vương; các hành tinh lùn như Sao Diêm Vương, Ceres…

Nhưng Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương là 2 hành tinh đại dương đúng nghĩa, theo giáo sư Federico Grasselli và Stefano Baroni của SISSA. Nước của chúng không giống nước Trái Đất, mà tồn tại dưới 3 dạng: băng, lỏng và "nước siêu ion". Nước siêu ion có một số phân tử phân ly thành ion âm và ion dương, do đó mang điện tích. Loại nước này chỉ tồn tại ở nhiệt độ và áp suất cực kỳ khắc nghiệt, nằm ở trạng thái lơ lửng giữa lỏng và rắn và là loại nước chủ yếu 2 hành tinh sở hữu.

Tuy được xem là "hành tinh khí", nhưng "nội thất" của 2 hành tinh này thậm chí có thể nhiều nước hơn cả khí. Dưới bầu khí quyển dày đặc là vỏ băng dày, phần giữa vỏ băng và lõi đông lạnh có thể hoàn tòa là đại dương!

Các nhà khoa học đang tiếp tục dùng nhưng bằng chứng mới để khảo sát lịch sử hành tinh và cách chúng hình thành. Chưa có bằng chứng nào cho thấy có dạng sống kỳ lạ nào có thể tồn tại trên 2 hành tinh siêu lạnh và toàn là "nước siêu ion" này hay không, nhưng có lẽ khả năng đó rất thấp.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Phát hiện thế giới trong gương: một ”thiên hà chứa Trái Đất” khác

Hình ảnh "trong gương" của thiên hà chứa Trái Đất - Milky Way - vừa được tìm thấy ở vùng không gian sâu thẳm cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư (Theo Space, NASA) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN