Sốc: 4 thế giới ngoài hành tinh... dễ sống hơn Trái Đất
Phát hiện mới của Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) giúp ít nhất 3 mặt trăng và 1 hành tinh lùn của hệ Mặt Trời thành ứng cử viên hàng đầu cho cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh.
SwRI khẳng định các thế giới sở hữu đại dương ngầm có thể còn nhiều khả năng hỗ trợ sự sống hơn một hành tinh có đại dương trên bề mặt như Trái Đất của chúng ta. Nguyên nhân chính là vì lớp vỏ đá và băng sẽ bảo vệ đại dương ngầm đó khỏi các tác động, bức xạ từ môi trường vũ trụ khắc nghiệt hiệu quả còn hơn từ quyển và khí quyển Trái Đất. Hơn nữa, sự sống ở đó khó bị phát hiện và xâm phạm bởi những kẻ tò mò từ bên ngoài như... người Trái Đất chúng ta.
Mặt cắt của Enceladus, mặt trăng băng giá có đại dương ngầm của Sao Thổ, là một trong những nơi giới khoa học tin rằng có sự sống ngoài hành tinh - Ảnh: NASA
Nghiên cứu nói trên vừa được báo cáo tại Hội nghị khoa học Hành tinh và Mặt trăng (LPSC 52) diễn ra tại Mỹ. Theo Tiến sĩ S. Alan Stern của SwRI, tác giả chính của nghiên cứu, các thế giới có đại dương ngầm như vậy phổ biến trong nhiều hệ sao quanh chúng ta. Riêng hệ Mặt Trời, có ít nhất 4 thế giới "dễ sống hơn Trái Đất" theo cách đó, chính là mặt trăng Europa của Sao Mộc; Titan và Enceladus của Sao Thổ; cùng với vật thể đang được tranh cãi là hành tinh lùn hay hành tinh - Sao Diêm Vương.
Theo Sci-tech Daily, nghiên cứu chỉ ra các thế giới có đại dương bề mặt như Trái Đất phải đối diện với rất nhiều yếu tố nguy cơ, nhiều cái có thể quá nguy hiểm so với lớp bảo vệ mỏng manh của từ quyền và khí quyển: các cuộc tấn công của tiểu hành tinh, sao chổi, bức xạ từ siêu tân tinh, các loại bức xạ vũ trụ từ chính sao mẹ như bão Mặt Trời... Nhiều bằng chứng cho thấy các vụ va chạm và vụ nổ siêu tân tinh từng gây nên đại tuyệt chủng ở địa cầu. Chưa kể nhiều dạng thiên tai khác từ chính bản thân hành tinh.
"Trái lại, các thế giới có đại dương ngầm có thể cung cấp cho sự sống một môi trường ổn định, ít khả năng bị đe dọa" - tiến sĩ Stern khẳng định.
Lớp đá và băng đủ dày để sự sống trốn tránh cả những thiết bị thăm dò tốn tân như của con người ngày nay cũng là thứ có thể lật đổ "Nghịch lý Femi" nổi tiếng của nhà khoa học Enrico Fermi, đặt câu hỏi rằng tại sao chúng ta không tìm thấy sự sống nếu nó phổ biến trong vũ trụ. Với nghiên cứu này, các tác giả tin rằng chính sự bảo vệ khỏi con mắt tò mò của những sinh vật từ hành tinh khác như con người đã giúp sự sống trên 4 thiên thể nói trên phát triển thuận lợi hơn.
Tuy nhiên trong thời gian tới, NASA đang có dự định gửi các robot có khả năng khoan sâu xuống vỏ băng của các thiên thể này để thăm dò, mục tiêu đầu tiên là mặt trăng Enceladus.
Siêu bão màu đỏ nổi tiếng của Sao Mộc mà NASA cố công tìm hiểu nhiều năm qua vừa được xác định là một "quái vật"...
Nguồn: [Link nguồn]