SỐC: 146 ứng dụng học online thu thập và bán dữ liệu của trẻ em

Đa phần các dịch vụ phục vụ việc học tập từ xa đều xâm phạm quyền riêng tư của những người dùng trẻ tuổi của họ.

Theo Engadget, trong quá trình sử dụng biện pháp học trực tuyến để giảm thiểu đại dịch COVID-19, các chính phủ trên toàn thế giới đã khiến rất nhiều trẻ em phải đối mặt với nguy cơ dữ liệu cá nhân bị thu thập và bán một cách trái phép.

Trong một báo cáo được công bố hôm thứ Tư (ngày 25/5), Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) phát hiện ra rằng, nhiều ứng dụng và dịch vụ mà chính phủ sử dụng hoặc khuyến nghị cho việc học từ xa của năm 2021 đang tích cực thu thập dữ liệu về trẻ em hoặc tham gia vào việc giám sát các hoạt động của chúng.

Nhiều dịch vụ học tập từ xa thu thập dữ liệu của trẻ nhỏ một cách trái phép.

Nhiều dịch vụ học tập từ xa thu thập dữ liệu của trẻ nhỏ một cách trái phép.

Trong nghiên cứu của mình tại 49 quốc gia, Human Rights Watch phát hiện 146/164 sản phẩm EdTech (Công nghệ giáo dục) được sử dụng tại những quốc gia này đã sử dụng các phương thức truy cập dữ liệu có thể khiến quyền riêng tư của những người dùng trẻ tuổi gặp rủi ro, hoặc thậm chí đã xâm phạm thông tin cá nhân một cách tích cực.

Những nền tảng đó có khả năng sử dụng công nghệ theo dõi để giám sát những người dùng trẻ tuổi của họ một cách bí mật mà không có sự đồng ý của họ hoặc của cha mẹ. Hơn nữa, dữ liệu của họ thường được bán cho các công ty bên thứ ba.

Theo báo cáo, 146 ứng dụng mà tổ chức điều tra đã trực tiếp gửi hoặc cấp quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng trẻ cho 196 công ty bên thứ ba, với phần lớn thông tin đó được đưa đến các nền tảng quảng cáo adtech. Nói một cách khác, số lượng công ty quảng cáo mua dữ liệu trẻ em nhiều hơn đáng kể so với số công ty công nghệ thu thập những dữ liệu đó.

Tổ chức Human Rights Watch chỉ ra rằng, nhiều công cụ mà chính phủ khuyến nghị cho việc học trực tuyến, bao gồm Zoom, Microsoft Teams và Cisco Webex không được thiết kế rõ ràng để trẻ em sử dụng. Nhưng ngay cả những công ty phần mềm giáo dục, chẳng hạn như ST Math cũng thường sử dụng các trình theo dõi gửi dữ liệu đến Meta và Google. Và sau đó, những dữ liệu này có thể được sử dụng cho việc quảng cáo.

Báo cáo như một hồi chuông tiếp tục cảnh báo về việc giám sát bất hợp pháp đang là một vấn đề đáng quan ngại trong những năm gần đây.

Trẻ em Việt Nam thích TikTok hơn Facebook và chơi Liên Quân Mobile nhiều nhất

Thông qua dữ liệu Kaspersky Safe Kids, hãng bảo mật Kaspersky đã công bố các ứng dụng phổ biến với trẻ em Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Ngân ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN