"Siêu Trái Đất địa ngục" phát tín hiệu gây bối rối suốt 2 thập kỷ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb được kỳ vọng sẽ đưa ra lời giải cho tín hiệu bí ẩn từ 55 Cancri e, một hành tinh đá to lớn và có bầu khí quyển bị bốc cháy nhiều lần

Theo Live Science, 55 Cancri e được xếp vào loại "siêu Trái Đất", có khối lượng gấp 8 lần và  cách Trái Đất 40 năm ánh sáng.

Kể từ khi được phát hiện vào năm 2004, thế giới đá bí ẩn này liên tục phát ra các tín hiệu kỳ lạ, cho thấy một điều gì đó khó hiểu đang liên tục thay đổi ở đó.

Hành tinh 55 Cancri e - Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Hành tinh 55 Cancri e - Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Có rất nhiều điểm gây bối rối xung quanh các tín hiệu mà 55 Cancri e phát ra. Nó là một hành tinh "hai mặt", tức bị khóa với sao mẹ như cách vệ tinh tự nhiên duy nhất mang tên Mặt Trăng bị khóa với địa cầu.

Điều này xảy ra khi hai thiên thể nằm đủ gần để tương tác hấp dẫn làm cho thiên thể nhỏ hơn chỉ hướng một mặt về phía thiên thể lớn. 55 Cancri e cũng vậy, nó chỉ hướng một mặt duy nhất về phía sao mẹ 55 Cancri. Do đó, lẽ ra các quan sát về nó cũng phải ổn định hơn.

Ngoài ra, 55 Cancri e có nhiệt độ hết sức kinh dị: Khoảng 2.427 độ C ở mặt "ban ngày vĩnh viễn" và 1.127 độ C ở mặt ban đêm. Vì vậy, rất điên rồ nếu nghĩ tín hiệu lạ có thể đến từ người ngoài hành tinh.

Một nghiên cứu mới của nhóm tác giả đến từ Trường Đại học Ludwig Maximilian (Đức), Đại học Bern (Thụy Sĩ) và Đại học Warwick (Anh) đã tận dụng khoảnh khắc hiếm hoi khi 55 Cancri e đi ngang vùng không gian giữa sao mẹ của nó và hành tinh chúng ta, tạo ra một "nhật thực" nhỏ.

Kết quả được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal cho thấy các tín hiệu gây bối rối nhiều năm qua chính là do bầu khí quyển của hành tinh địa ngục này liên tục được tạo thành rồi mất đi.

Các núi lửa trên thế giới nóng bỏng này định kỳ phun ra khí nóng, tạo thành một bầu khí quyển tạm thời. Nhưng bầu khí quyển đó nhanh chóng bị cháy tan, khiến hành tinh trở thành khối đá trơ trụi trở lại. Điều này chính là thứ tạo ra các tín hiệu khác nhau thông qua quan sát của Spitzer, kính viễn vọng hồng ngoại của NASA.

Theo các tác giả, lập luận mới này hoàn toàn có thể được xác minh cụ thể bởi siêu kính viễn vọng James Webb mới được NASA và các đối tác phóng lên gần đây.

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại “mưa sao băng kho báu“

Sau nửa năm kể từ ngày ném một kho báu vũ trụ 4,6 tỉ năm tuổi xuống một ngôi nhà ở New Jersey - Mỹ, sao chổi Halley tiếp tục tuôn mưa sao băng xuống Trái Đất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN