Siêu Trái Đất 2 mặt đáng sợ sở hữu thứ giúp địa cầu có sự sống

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu hiệu của hoạt động kiến tạo trên một siêu Trái Đất có một nửa là ban ngày, một nửa là màn đêm vĩnh cửu.

Đó là siêu Trái Đất LHS 3844b, quay quanh một sao lùn đỏ nằm cách chúng ta 49 năm ánh sáng trong chòm sao Indus. Theo nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Journal Letters, siêu Trái Đất này có dấu hiệu rõ ràng của hoạt động kiến tạo.

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất của chúng ta là hành tinh duy nhất đang có hoạt động kiến tạo và đó là một trong những yếu tố giúp địa cầu giữ được môi trường và bầu khí quyển phù hợp với sự sống. Một mặt trăng là Io của Sao Mộc cũng có hoạt động kiến tạo nhưng bị quá mức, tạo nên một thế giới núi lửa "địa ngục".

Siêu Trái Đất 2 mặt LHS 3844b - Ảnh: ĐẠI HỌC BERN

Siêu Trái Đất 2 mặt LHS 3844b - Ảnh: ĐẠI HỌC BERN

Ở LHS 3844b, hoạt động kiến tạo xảy ra ở "bán cầu bóng đêm" của hành tinh. Vì nằm quá gần và bị tác động lớn bởi lực hấp dẫn của sao mẹ, hành tinh này bị "khóa" với ngôi sao như cách mặt trăng bị khóa với Trái Đất: luôn luôn hướng về sao mẹ bằng 1 mặt duy nhất. Vì thế, một bán cầu của nó luôn là ban ngày, bán cầu kia chỉ có ban đêm.

Tiến sĩ Tobias Meier, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Không gian và Môi trường tại Đại học Bern (Thụy Sĩ), tác giả chính của nghiên cứu cho biết chính sự tương phản nhiệt độ nghiêm trọng giữa 2 bán cầu đã tạo ra một dòng chảy vật chất bên trong hành tinh. Vật chất liên tục chảy từ bán cầu này sang bán cầu khác, khiến một nửa hành tinh luôn luôn có núi lửa phun trào, một nửa kia thì không. Đáng ngạc nhiên, nửa núi lửa chính là bán cầu bóng đêm.

Các dòng chảy tầng sâu tương tự như vậy trên Trái Đất chính là nguyên nhân của chuỗi núi lửa ở Hawaii và Iceland.

Tuy nhiên rõ ràng siêu Trái Đất này quá gần sao mẹ và là môi trường khắc nghiệt do bị khóa, vì thế nó chỉ có thể là thế giới chết chóc như mặt trăng Io. Hoạt động kiến tạo chỉ là một trong số các điều kiện cần cho cuộc sống, để sống được thì hành tinh ấy còn cần duy trì khoảng cách vừa phải với sao mẹ, để có nước lỏng, có bầu khí quyển đủ dày, từ trường đủ chống lại bức xạ vũ trụ…

Tờ Sci-News cho biết thêm siêu Trái Đất này được phát hiện vào năm 2018 bởi sứ mệnh TESS của NASA. Nó có bán kính gấp 1,3 lần Trái Đất và chu kỳ quỹ đạo là 11 giờ. Mặt ban ngày của nó có nhiệt độ trung bình tới 770 độ C, trong khi mặt ban đêm dù có núi lửa vẫn âm 250 độ C.

Vật thể khủng khiếp ra đời từ ”ngôi sao nổ” người Trái Đất chụp được năm 1987

Siêu tân tinh đầu tiên có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong suốt lịch sử 400 năm nay sở hữu hạt nhân là một sao neutron...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN