"Siêu kỳ lân" giao đồ ăn DoorDash yêu cầu cả kỹ sư làm shipper

"Tôi không hề nộp hồ sơ vào đây để làm việc này", một kỹ sư phần mềm của DoorDash với khoản lương 400.000 USD mỗi năm bức xúc vì phải ra đường đi giao hàng.

DoorDash - một trong những công ty ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại Mỹ - sẽ yêu cầu tất cả các nhân viên vốn không có nhiệm vụ giao hàng bao gồm cả CEO Tony Xu phải đi giao đồ ăn một lần mỗi tháng. Yêu cầu này đã khiến một số nhân viên của DoorDash vô cùng tức giận.

Chương trình này vốn mang tên WeDash và được khởi động từ lúc công ty mới thành lập. WeDash sẽ quay trở lại vào tháng 1/2022 sau một thời gian tạm ngừng do đại dịch Covid-19.  

Tuy nhiên, một nhân viên DoorDash không hài lòng với quyết định này đã đăng một bài viết lên Blind - một mạng xã hội ẩn danh dành cho cộng đồng nhân viên của hơn 83.000 công ty trên toàn cầu - và thu hút hơn 1.600 bình luận. Blind yêu cầu tất cả người dùng phải đăng ký email từ công ty mình làm việc và do đó khả năng cao bài đăng này thực sự được nhân viên của DoorDash viết. 

Người dùng đăng bài viết này - một kỹ sư phần mềm với khoản tổng thù lao một năm khoảng 400.000 USD - đột nhiên phải đi giao hàng một lần mỗi tháng viết: “Tôi không hề nộp hồ sơ vào đây để làm việc này, trong thư mời làm việc hay bản mô tả công việc cũng chẳng có mục nào nói gì đến việc này cả".

"Siêu kỳ lân" giao đồ ăn DoorDash yêu cầu cả kỹ sư làm shipper - 1

Bài đăng trên Blind về Doordash thu hút hàng nghìn lượt bình luận. 

Tuy một số người cho rằng việc đi giao hàng sẽ là cơ hội để phát triển phẩm chất thông cảm và biết thêm nỗi ức chế của nhân viên giao hàng, nhiều người cũng đồng tình với kỹ sư phần mềm kia. Một người cho biết: “[Việc này] hoàn toàn không thể chấp nhận được!”

Đối với các nhân viên vì lý do nhất định mà không thể đi giao hàng, DoorDash vẫn có một số chương trình khác tạo cơ hội làm việc với nhân viên dịch vụ và các đối tác kinh doanh.

Theo một người phát ngôn của DoorDash, chương trình WeDash được khởi động nhằm giúp nhân viên “trực tiếp học được cách các sản phẩm công nghệ [DoorDash] tạo ra phát triển nền kinh tế tại chỗ, qua đó giúp công ty xây dựng những sản phẩm tốt hơn”.

Công việc giao hàng trong chương trình này sẽ nằm trong bản đánh giá cuối năm của nhân viên DoorDash. Số tiền mà nhân viên kiếm được sau một chuyến giao hàng mỗi tháng sẽ được quyên góp cho một tổ chức phi lợi nhuận. 

Sự thật phũ phàng: Đôi khi nhân viên giao hàng nếm đồ ăn của bạn

Khảo sát của một công ty Mỹ cho thấy một số nhân viên giao hàng không thoát khỏi "cám dỗ" khi ngửi thấy mùi thức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Phong (theo SFGATE) ([Tên nguồn])
Giao hàng nhanh thời công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN