Shark Tank: Startup công nghệ "câu" thành công nữ "cá mập" Tuệ Lâm

Nữ "cá mập" duy nhất tại Shark Tank Việt Nam mùa 6 đã chấp nhận đầu tư vào startup công nghệ Sổ Bán Hàng.

Gây ấn tượng khi nhóm sáng lập có background “khủng” và startup từng đạt giải Quán quân TechFest 2022, Sổ Bán Hàng đã được đưa tới Shark Tank mùa 6 để chào mời các "cá mập".

Với kinh nghiệm tích lũy được sau thời gian làm việc tại các tập đoàn lớn, hai anh em Bùi Hải Nam và Bùi Hải Long cùng nhau xây dựng nên Sổ Bán Hàng - ứng dụng quản lý bán hàng dành cho các chủ kinh doanh nhỏ trong lĩnh vực F&B, tạp hóa, bán lẻ, đổ sỉ,... Bùi Hải Nam giữ vai trò giám đốc công ty, còn Hải Long có kinh nghiệm về vận hành và công nghệ là giám đốc phát triển sản phẩm.

Hai anh em Bùi Hải Nam và Bùi Hải Long.

Hai anh em Bùi Hải Nam và Bùi Hải Long.

Mong muốn tìm một nhà đầu tư chiến lược cùng đồng hành nâng tầm công nghệ cho những tiểu thương nhỏ, anh em Hải Nam, Hải Long kêu gọi các Shark đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng theo hình thức vốn vay chuyển đổi và chiết khấu tới 20% khi doanh nghiệp có định giá.

Theo hai nhà sáng lập, Sổ Bán Hàng ra đời từ giữa đại dịch với việc cung cấp các tính năng cơ bản, miễn phí sử dụng. Sau 2 năm, đã có hơn 500.000 người dùng. Từ tháng 2/2023, Sổ Bán Hàng bắt đầu áp dụng thu phí thuê bao tháng từ 100.000 - 300.000 đồng với các tính năng cao cấp, chuyên sâu hơn cho từng ngành nghề. Nhờ phát triển đội ngũ bán hàng, ứng dụng này đã có gần 10.000 người dùng trả phí, ghi nhận mức doanh thu hơn 1 tỷ đồng/tháng.

“Em cần cảnh giác bởi vì khi mà em bắt đầu có đội ngũ bán hàng là lỗ sẽ bắt đầu tăng lên. Vì chi phí bán hàng của cái mảng SaaS (Software as a Services - phần mềm dạng dịch vụ) này là cực kỳ cao”, Shark Bình cảnh báo.

Đáp lại, Hải Nam cho biết, thay vì xây dựng đội ngũ bán hàng theo kiểu push (đẩy), chiến lược của Sổ Bán Hàng là pull (kéo). “Khi họ sử dụng, mình thấy nhà bán hàng nào có tiềm năng thì khi đấy đội sale mới bắt đầu gọi, bắt đầu chuyển đổi”, Hải Nam nói.

Nói rõ hơn về hiệu quả kinh doanh, Hải Nam cho biết tuy Sổ Bán Hàng đã có doanh nhu nhưng vẫn ở trong giai đoạn đầu tư. Do đó, mỗi tháng startup này vẫn đang lỗ khoảng 700 triệu đồng. Tuy nhiên, Sổ Bán Hàng vẫn bù đắp được số lỗ này nhờ kêu gọi được nguồn vốn vay chuyển đổi tư các nhà đầu tư.

Cụ thể, Sổ Bán Hàng đã gọi vốn vay chuyển đổi 2 vòng từ nhiều nhà đầu tư với tổng số tiền là 4 triệu USD và đã tiêu hết 3/4. Với doanh thu đang tăng lên từ 10 - 15% hàng tháng, dự kiến 3 tháng tới startup sẽ dừng “đốt tiền” và có dòng tiền dương.

“Mình đang kinh doanh tốt rồi, nhà đầu tư mới có thể giúp hai bạn như thế nào?”, Shark Erik thắc mắc.

Bùi Hải Nam cho biết, hệ sinh thái của các Shark có thể kết hợp cùng Sổ Bán Hàng để mang thêm nhiều sản phẩm giá sỉ cho các chủ kinh doanh. Ngược lại, các Shark cũng có thể tiết kiệm chi phí bán hàng khi cùng startup bán sản phẩm, dịch vụ tới tệp khách hàng này.

Trả lời cho câu hỏi của Shark Bình là liệu nhà đầu tư bỏ vốn vào về lâu dài có giàu được không, Bùi Hải Nam lấy dẫn chứng về các mô hình đã thành công ở thị trường khác, ví dụ như Ấn Độ. Anh cũng cho biết khái niệm thành công tức là trở thành “kỳ lân”, doanh nghiệp trên 5 tỷ USD sau 3 năm.

Shark Bình thẳng thắn chỉ ra đó chính là cái “bẫy”, bởi đó là thước đo thành công của giai đoạn trước “mùa đông gọi vốn”. “Chỉ số của sự thành công anh nghĩ đến thời điểm hiện nay là doanh thu và lợi nhuận thì chính xác hơn”, Chủ tịch NextTech nêu quan điểm.

Đồng ý với Shark Bình về việc “mùa đông gọi vốn” đang rất khó khăn, Bùi Hải Nam chia sẻ, chặng đường của Sổ Bán Hàng không phải ngắn hạn mà là dài hạn từ 8 - 10 năm nữa. 

Shark Minh có đánh giá tốt về mô hình của Sổ Bán Hàng, nhưng vì không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên Chủ tịch Beta Group từ chối đầu tư. Shark Bình cũng từ chối thương vụ bởi đã từng đầu tư cho một số giải pháp SaaS trong cùng lĩnh vực.

Nữ "cá mập" Tuệ Lâm chấp nhận đầu tư cho Sổ Bán Hàng.

Nữ "cá mập" Tuệ Lâm chấp nhận đầu tư cho Sổ Bán Hàng.

Shark Tuệ Lâm cho biết, cô đã từng nghiên cứu về thị trường này ở cả Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản nên hiểu rằng rất cạnh tranh, rất “đổ máu”. Chính vì thế, Shark Tuệ Lâm đề nghị đầu tư khoản vay chuyển đổi 100.000 USD, chiết khấu 20% hoặc trên cơ sở định giá là 15 lần doanh thu của 12 tháng tính từ thời điểm rót vốn.

Đã từng làm trong ngành thương mại điện tử, Shark Erik nhận định mô hình của Sổ Bản Hàng rất ấn tượng. Chính vì thế, ông mời Shark Tuệ Lâm cùng tham gia đầu tư cho startup với tổng số tiền là 200.000 USD trên định giá doanh nghiệp x15 doanh thu.

Còn lại Shark Hùng Anh, ông cho biết sẽ “đu theo người ta ngày xưa”, đầu tư 500.000 USD cho startup với điều kiện giống như vòng trước. Chủ tịch Bin Corporation Group cũng chỉ ra rằng, Sổ Bán Hàng có thể áp dụng cách đang làm thành công ở Việt Nam để làm một phiên bản khác bán ra thị trường nước ngoài.

Cảm kích trước đề nghị đầu tư hào phóng của Shark Hùng Anh cho Sổ Bán Hàng, nhưng Bùi Hải Nam cho biết hiện tại Sổ Bán Hàng đang muốn tập trung vào thị trường Việt Nam. Vì thế, startup này chấp nhận đề nghị đầu tư của Shark Erik và Shark Tuệ Lâm với con số 200.000 USD chuyển đổi cổ phần theo định giá x15 lần doanh thu, nhiều hơn 4 lần số vốn kêu gọi ban đầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Shark Tank: Startup biến ánh sáng thành dữ liệu vào ”mắt xanh” nữ ”cá mập” 9X

Nữ "cá mập" duy nhất của Shark Tank Việt Nam mùa 6 đã chốt "deal" đầu tiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Startup công nghệ tại Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN