Shark Tank: Không nhượng bộ "cá mập", startup lập trình gọi vốn bất thành

Startup này gọi vốn 1,5 tỷ đồng cho 10% cổ phần, nhưng có Shark đòi tổng cộng tới 25%.

Trở về Việt Nam sau 10 năm học tập và làm việc tại Mỹ, với nhận định lập trình là kỹ năng quan trọng trong 5 - 10 kế tiếp, đầu năm 2023, Nguyễn Đăng Trung thành lập TagEdu - trung tâm lập trình tiêu chuẩn Mỹ cho trẻ em từ 6 - 15 tuổi.

Nguyễn Đăng Trung đang thuyết trình gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam.

Nguyễn Đăng Trung đang thuyết trình gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam.

TagEdu nhập khẩu chương trình học đạt tiêu chuẩn CSTA K-12 từ Mỹ đã được chứng minh bởi 2 triệu người dùng trên thế giới, rồi chia nhỏ thành 5 cấp độ là fresher, junior, senior, back end, front end. Sau phần kiểm tra đầu vào để xác định trình độ, học viên sẽ tham gia các lớp học phù hợp với nội dung giảng dạy bằng tiếng Anh. Mức học phí là 250.000 - 400.000 đồng/giờ, tương đương từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Tuy mới mở một cơ sở nhưng sau 9 tháng, TagEdu đã thu hút hơn 1.000 học viên tham gia workshop (đào tạo tương tác), code camp (trại huấn luyện ngôn ngữ lập trình cơ bản), có gần 100 học viên online (trực tuyến) và offline (trực tiếp).

Trước mắt, TagEdu tập trung phát triển chuỗi tại các khu chung cư cao cấp gần trường học, nơi phụ huynh có điều kiện tài chính để chi trả học phí cũng như có sẵn hội nhóm để dàng kết hợp tổ chức các workshop, code camp. Nhưng tầm nhìn xa hơn của startup là hoàn thiện nền tảng để tích hợp các chương trình khoa học máy tính vào hệ thống các trường học ở Việt Nam.

Đặt mục tiêu mở thêm 4 trung tâm trong vòng 3 năm tới với tốc độ tăng trưởng từ 200 - 300%, Đăng Trung kêu gọi các Shark đầu tư 1,5 tỷ cho 10% cổ phần của TagEdu.

Nói về hiệu quả kinh doanh, Đăng Trung cho biết đã đầu tư 600 triệu vào TagEdu. Từ tháng thứ 4 trở đi, startup này đã có dòng tiền dương. Doanh thu 3 tháng gần nhất đạt trung bình 130 - 150 triệu/tháng, lợi nhuận khoảng 30 - 35%.

Nếu không gọi được vốn đầu tư, kế hoạch của TagEdu là đến đầu năm 2025 sẽ mở thêm 3 trung tâm mới. Doanh thu dự kiến năm 2024 và 2025 sẽ lần lượt đạt 3,3 tỷ và 9,5 tỷ.

Từ kinh nghiệm đầu tư vào startup dạy tiếng Anh - môn học cần thiết hiện nay, Shark Hùng Anh cho rằng, phụ huynh chỉ sẵn sàng chi trả dưới 1 triệu đồng học phí/tháng và khuyên startup nên cân nhắc lại phương pháp. Đánh giá mô hình kinh doanh còn đang ở giai đoạn sớm để kêu gọi vốn, Shark Hùng Anh rời khỏi thương vụ này.

Có cùng một góc nhìn với Shark Hùng Anh, Shark Bình đánh giá startup đang đi vào thị trường học ngoại khóa của một môn học không bắt buộc. Ngoài ra, vì quy mô của startup còn nhỏ, chưa đủ dữ liệu đánh giá tiềm năng nên ông từ chối đầu tư.

Shark Nguyễn Hòa Bình từ chối đầu tư vào TagEdu.

Shark Nguyễn Hòa Bình từ chối đầu tư vào TagEdu.

Shark Erik cũng không đầu tư bởi TagEdu đang ở giai đoạn solo founder (chỉ có một nhà sáng lập), chưa có đồng sáng lập.

Shark Tuệ Lâm nhận định mô hình của TagEdu đang tận dụng được nhiều yếu tố thuận lợi từ thị trường. Cô cho rằng startup cần cân nhắc giữa việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư với việc kêu gọi vốn. Bởi nếu kết quả kinh doanh tốt hơn, startup sẽ có được định giá doanh nghiệp tốt hơn. Còn ở thời điểm hiện tại, cô quyết định không đầu tư.

Shark Tuệ Lâm cũng rời khỏi thương vụ này.

Shark Tuệ Lâm cũng rời khỏi thương vụ này.

Khác với Shark Tuệ Lâm, Shark Minh Beta cho rằng startup không có nguồn lực hỗ trợ thì sẽ phát triển rất chậm, không biết khi nào mới thành chuỗi lớn, trong khi thị trường thì lại liên tục “mọc” ra các đối thủ cạnh tranh.

Với lợi thế của Beta Cinemas là sở hữu nhiều khách hàng là em nhỏ, đồng thời có không gian để có thể kết hợp với startup mở ra các hoạt động vừa học vừa chơi, Shark Minh đề nghị đầu tư 500 triệu đồng đổi lấy 15% cổ phần, sau 12 tháng sẽ giải ngân nốt 1 tỷ đồng còn lại để lấy 10% cổ phần, với điều kiện 3 trung tâm của startup đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng.

Mong muốn nhà đầu tư giảm tỷ lệ cổ phần sở hữu để startup có động lực phát triển, Đăng Trung đàm phán với Shark Minh Beta mức đầu tư 1,5 tỷ đổi lấy 15% cổ phần. 

Sau khi suy nghĩ, Shark Minh Beta vẫn giữ nguyên đề nghị của mình. Màn gọi vốn kết thúc và TagEdu vẫn chưa có được cái bắt tay với Shark tại Shark Tank Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Shark Tank: Startup giáo dục công nghệ tự định giá “trên trời“ khiến các shark lắc đầu

Startup này tự liệt kê điểm mạnh của doanh nghiệp và định giá trên đó với giá trị “khủng“ 240 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thanh ([Tên nguồn])
Startup công nghệ tại Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN