Shark Hưng “bán thân” chiêu dụ startup công nghệ từng “đi thật xa để trở về” tại Shark Tank

Startup này thỏa thuận 50.000 USD cho 1% cổ phần nhưng Shark Hưng muốn 10%. Kết quả cuối cùng ra sao?

Đến Shark Tank với mong muốn kêu gọi 50.000 USD cho 0,5% cổ phần doanh nghiệp DATBIKE, Cảnh Sơn bày tỏ sự trăn trở: “Em trở lại thành lập DATBIKE với một mục tiêu duy nhất là làm sao để người Việt Nam khi ra đường không phải đeo khẩu trang nữa, giống như những gì em đã từng có ngày xưa”.

Cảnh Sơn đang gọi vốn tại Shark Tank mùa 3.

Cảnh Sơn đang gọi vốn tại Shark Tank mùa 3.

Trình bày trước nhà đầu tư, Cảnh Sơn cho biết, các bộ phận của xe máy điện DATBIKE được sản xuất tại Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc và Hồng Kông với giá bán là 59,9 triệu đồng/chiếc. Nhà máy lắp ráp tại Đà Nẵng có công suất 1.000 xe/tháng. Công suất động cơ 4.500KW đi được tốc độ tối đa 80km/h. Nếu kêu gọi thành công vốn để mở rộng quy mô sản xuất, DATBIKE sẽ bán được xe với giá 39,9 triệu đồng/chiếc.

Theo Sơn, mới mở bán trong vòng một tháng, DATBIKE đã có 60 người đăng ký, dự kiến doanh thu đạt 100.000 USD. “Với quy mô sản xuất bọn em vẫn chưa có lãi nhưng nếu lên 1.000 chiếc, lãi suất là 30%”, Cảnh Sơn trình bày. 

Trả lời về tính khác biệt so với các sản phẩm xe máy điện, xe máy xăng có giá thành ngang ngửa với DATBIKE trên thị trường. Cảnh Sơn cho hay, DATBIKE nhắm đến tính cá nhân hóa của người sử dụng. Đây là xe điện đầu tiên sạc 3 tiếng nhưng đi được hơn 100km, và là xe điện đầu tiên của Việt Nam có công suất ngang bằng xe máy chạy xăng. Số tiền sạc pin chỉ 5.000 đồng/100km, rẻ gấp 10 lần nguyên liệu của xe máy xăng.

Cảnh Sơn đối mặt với 5 "cá mập".

Cảnh Sơn đối mặt với 5 "cá mập".

Giải thích lý do công ty chưa có lãi nhưng vẫn định giá cao ngất ngưỡng, Cảnh Sơn dẫn chứng hai thương hiệu đang sản xuất xe điện điển hình trên thế giới của Trung Quốc và Đài Loan. Dù chưa ra sản phẩm đầu tiên nhưng mỗi công ty này cũng đã được định giá trên 50 triệu USD, hiện cả hai có giá trị tính bằng tỉ USD. 

Cảnh Sơn bày tỏ: “Xe điện trên thế giới hiện nay rất phát triển, tăng trưởng mỗi năm là 10%. Thị trường hiện ở 30 tỷ USD, đến 2025 là 60 tỷ USD. Ngay cả các nước châu Âu hay Mỹ, người ta đã bắt đầu đi xe điện 2 bánh, xe đạp, xe máy hay xe scooter, thì người Việt Nam đang đứng ở một vị trí rất quan trọng để lấy được thị trường. Thị trường xe máy eco system không hề thua kém Trung Quốc hay Đài Loan. Một vài năm nữa không phải Việt Nam sang Đức mua Mercedes nữa, mà người Đức sang đây để mua DATBIKE hay xe khác về nước họ”.

Tự nhận mình không có thế mạnh về sản xuất nên cả hai Shark Đỗ Liên và Dzung Nguyễn đều sớm tuyên bố rút lui khỏi cuộc chơi. Tiếp đến, Shark Nguyễn Thanh Việt cũng nối gót khi chưa cảm thấy tin tưởng về chất lượng sản phẩm của DATBIKE. Dù xuống tận nơi nắm tay startup cho những lời khuyên chân thành nhưng Shark Bình cũng lắc đầu từ chối đầu tư vào DATBIKE. “Cá mập tri kỷ” chia sẻ ông không muốn đất nước bỏ rơi một nhân tài nhưng những gì DATBIKE của Cảnh Sơn đang làm về mặt kinh doanh và thị trường đều nhầm thời điểm, nhầm sản phẩm.

Shark Bình rời "ghế nóng" bắt tay với Cao Sơn.

Shark Bình rời "ghế nóng" bắt tay với Cao Sơn.

4/5 “cá mập” quay lưng, mọi hi vọng của startup đổ dồn vào Shark Phạm Thanh Hưng. Hơn ai hết, đây chính là “vị cá mập” thích hợp nhất với lĩnh vực DATBIKE theo đuổi, khi nhà đầu tư này từng rót vốn 1 triệu vào startup Pin thông minh MoPo tại Shark Tank mùa 2.

Diễn biến bất ngờ, dù đã từ chối đầu tư nhưng sự nhiệt huyết của anh chàng CEO xuất thân kỹ sư công nghệ khiến Shark Dzung Nguyễn mủi lòng. “Cá mập công nghệ” ngỏ ý muốn phá luật quay lại hỗ trợ startup, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các Shark khác. 

Đứng trước cơ hội mong manh, đối mặt duy nhất với chỉ một nhà đầu tư, Cảnh Sơn đã bật mí đội ngũ của mình có thành viên nằm trong nhóm tác giả của Snapchat để thuyết phục nhà đầu tư. 

Chia sẻ đã tìm được hướng hỗ trợ startup nhưng vẫn lăn tăn về mức định giá Cảnh Sơn đưa ra là quá chênh lệch, Shark Hưng đề nghị rót vốn 50.000 USD để được sở hữu 10% cổ phần. Tuy nhiên, Cảnh Sơn mạnh dạn thỏa thuận lại 50.000 USD chỉ cho 1% cổ phần với lý do khó cho startup kêu gọi vốn lần sau. 

Cuối cùng, Shark Hưng đã đồng ý đầu tư.

Cuối cùng, Shark Hưng đã đồng ý đầu tư.

Cuộc kì kèo giá cả chỉ dừng lại khi startup và nhà đầu tư gặp nhau ở ngưỡng 60.000 USD cho 2% cổ phần, trong đó 1% là phí cố vấn.

Như vậy, sau pin Mopo, Shark Hưng đã tiếp tục chiêu dụ thành công một startup sản xuất xe điện để bổ sung vào hệ sinh thái của mình.

Shark Tank: Dàn “cá mập” sửng sốt vì bị startup công nghệ “phũ” không đắn đo

Được duy nhất Shark Liên rộng lượng đầu tư nhưng startup công nghệ này lập tức lắc đầu từ chối.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Startup công nghệ tại Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN