Sếp Nokia: "Mạng 5G sẽ là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi"

Sự kiện: Mạng 5G

5G sẽ là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi trong việc hỗ trợ tiến trình phát triển hướng tới cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nokia hiện là nhà cung cấp giải pháp công nghệ 5G toàn cầu với 166 hợp đồng triển khai mạng 5G thương mại. Họ đang hỗ trợ 66 mạng 5G thương mại, trong đó có 20 khách hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản. Để hiểu hơn về vai trò của tập đoàn này đối với thị trường 5G, chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với ông ông Hoàng Ngọc Thức - Giám đốc Công nghệ (CTO) Nokia Việt Nam.

Mạng 5G hứa hẹn sẽ trở thành mạng di động tương lai của loài người. (Ảnh minh họa: Internet)

Mạng 5G hứa hẹn sẽ trở thành mạng di động tương lai của loài người. (Ảnh minh họa: Internet)

Theo ông Thức, tại Mỹ, Nokia đã ghi nhận kỷ lục về tốc độ tải xuống lên tới 4,7Gps trên mạng 5G thông qua giao diện vô tuyến (Over-the-Air - OTA). Đó là phép đo được thực hiện bởi giải pháp của Nokia trên một nhà mạng tại Mỹ, sử dụng băng thông 800MHz với sóng ngắn mi-li-mét thương mại và 40MHz song công trên công nghệ 4G. Sau đó, đến tháng 11/2020, Nokia và Qualcomm đã vượt kỷ lục khi đạt tốc độ tải xuống 8Gbps, bằng cách kết hợp hai thiết bị đồng thời trên mạng 5G thương mại của Elisa tại Phần Lan.

Tại Việt Nam, Nokia đã hợp tác với cả ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel từ năm 2019 để triển khai thí điểm 5G về mặt kỹ thuật, sau đó là thử nghiệm thương mại vào năm 2020. Các dự án hoạt động ở băng tần dưới 6GHz với băng thông 100MHz, để phục vụ mục đích thí điểm thương mại tại Hà Nội và TP.HCM. Tốc độ tải xuống tối đa của mỗi thuê bao đạt 1,3Gbps, còn trên sóng mi-li-mét đạt tốc độ tải xuống tối đa hơn 2Gbps.

Các trạm thu - phát sóng mạng 5G đang được mở rộng tại Việt Nam.

Các trạm thu - phát sóng mạng 5G đang được mở rộng tại Việt Nam.

"Ngay từ đầu những năm 1990, Nokia Việt Nam đã tích cực tham gia vào tiến trình xây dựng mạng thông tin di động. Chúng tôi hợp tác với MobiFone để xây dựng và vận hành mạng viễn thông di động đầu tiên và mở rộng quan hệ hợp tác với VinaPhone.

Khi ngành viễn thông Việt Nam phát triển và có thêm các nhà mạng mới như Viettel tham gia thị trường di động vào đầu những năm 2000, Nokia đã hỗ trợ các nhà mạng trong hành trình phát triển di động - từ những giai đoạn đầu của mạng 2G/GSM đến mạng thế hệ thứ 3 vào năm 2009, thế hệ thứ 4 và LTE vào năm 2016, sau đó là cơ sở hạ tầng mạng di động 5G vào năm 2019", ông chia sẻ.

Ông Hoàng Ngọc Thức nhấn mạnh: 5G sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá về kết nối có độ trễ thấp và độ tin cậy cao vốn chưa từng có trên các công nghệ trước đây. Việt Nam là một trong những quốc gia bắt tay vào triển khai 5G sớm nhất tại khu vực Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các ngành kinh tế, doanh nghiệp và người dân Việt Nam đã sẵn sàng để khai thác các cơ hội tăng trưởng và sáng tạo mà kết nối thế hệ mới mang lại.

Khoảnh khắc mạng 5G lần đầu tiên được sử dụng để thực hiện cuộc gọi và truy cập Internet tại Việt Nam.

Khoảnh khắc mạng 5G lần đầu tiên được sử dụng để thực hiện cuộc gọi và truy cập Internet tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông, thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức về phương diện doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao hàng tháng thấp, khiến các nhà cung cấp dịch vụ băng rộng di động phải chuyển đổi trở thành các nhà cung cấp dịch vụ số và đang xây dựng các dịch vụ số mới nhằm nâng cao mức độ tăng trưởng doanh thu. Song ông tin tưởng với sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cũng như là tầm nhìn của các nhà mạng di động trong nước, những thách thức đó sẽ được biến thành các cơ hội.

"5G sẽ là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi trong việc hỗ trợ tiến trình phát triển hướng tới cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam, và mở ra một kỷ nguyên của tăng trưởng dựa vào công nghệ. Theo báo cáo về sự sẵn sàng cho 5G của Nokia Bell Labs, các doanh nghiệp có mức độ ứng dụng 5G cao phát triển nhanh hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng phân khúc.

Cụ thể, họ đạt mức tăng trưởng ròng tới hơn 10% về năng suất làm việc trong đại dịch COVID-19. Báo cáo còn nêu bật rằng, mặc dù 86% những người có thẩm quyền ra quyết định cho biết họ đã có chiến lược 5G ở mức độ nào đó thì mới chỉ có 15% đang đầu tư triển khai công nghệ này", ông nói.

Dự báo cho 10 năm tới, CTO Nokia Việt Nam cho rằng, các hạ tầng mạng 5G sẽ đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam. Để đạt được điều đó, trong tương lai gần, ông hi vọng các nhà mạng sẽ có thêm tần số phù hợp để triển khai 5G tại các khu vực tiềm năng. "Điều đó không chỉ để cung cấp kết nối tốt hơn mà còn mang tới các dịch vụ băng rộng tốt hơn cho người dùng cuối", ông Hoàng Ngọc Thức kỳ vọng.

Tính đến hết tháng 5/2021, các nhà mạng đã triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ 5G tại 6 tỉnh, thành là Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước và Thừa Thiên - Huế, với tốc độ trung bình đo thực tế đạt từ 500 - 600Mbps (nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ thực tế truy cập mạng 4G hiện nay).

Nguồn: [Link nguồn]

Kỷ lục ”sốc” của mạng 5G: Tốc độ 10Gbps, phủ sóng rộng hơn 10Km

Đây là những kỷ lục chưa từng có đối với các nhà phát triển, cung cấp dịch vụ mạng 5G.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Mạng 5G Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN