Sau 2 lần thất bại, Trung Quốc vẫn quyết theo đuổi trạm vũ trụ đang dang dở

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Trung Quốc đã đưa bộ phận Wentian lên tên lửa Long March 5B và sẵn sàng tại bệ phóng trên đảo Hải Nam.

Theo Business Insider, Trung Quốc dường như đã sẵn sàng phóng bộ phận thứ hai dành cho trạm vũ trụ mới của nước này vào Chủ nhật ngày 24/7 và vẫn chưa rõ liệu tên lửa của họ có hoạt động bất thường như những lần trước khi nó rơi trở lại Trái Đất hay không.

Cho đến nay, 3 nhóm phi hành gia khác nhau đã đến phòng thí nghiệm sống trong quỹ đạo, là một bộ phận lớn có tên Tianhe (Thiên Hà). Các phi hành gia Chen Dong, Liu Yang và Cai Xuzhe hiện đang chờ trên phòng thí nghiệm này để giám sát sự xuất hiện và lắp ráp của một bộ phận mới, được gọi là Wentian (Vấn Thiên), dành cho các thí nghiệm khoa học và sinh học.

Phi hành gia Tang Hongbo người Trung Quốc làm việc bên trong bộ phận Tianhe.

Phi hành gia Tang Hongbo người Trung Quốc làm việc bên trong bộ phận Tianhe.

Brian Harvey, tác giả cuốn “China in Space: The Great Leap Forward”, nói với SpaceNews: “Wentian là một giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng trạm vũ trụ của Trung Quốc”. “Phi hành đoàn của Tianhe đã giám sát rất nhiều lần lắp ráp, và những thao tác đó đều được thực hành tốt, nhưng không thể coi thường điều gì, đặc biệt là lần đầu tiên.”

SpaceNews đưa tin, Trung Quốc dường như đã sẵn sàng phóng Wentian lên quỹ đạo vào Chủ nhật ngày 24/7. Tên lửa Long March 5B đã lăn bánh từ tòa nhà lắp ráp của nó và được thiết lập lên bệ phóng từ ngày 18/7, với bộ phận Wentian được bao bọc trong ống dẫn.

Tên lửa Long March 5B mang theo bộ phận Wentian sẵn sàng bay vào quỹ đạo.

Tên lửa Long March 5B mang theo bộ phận Wentian sẵn sàng bay vào quỹ đạo.

Lần trước khi Trung Quốc phóng tên lửa Long March 5B, đẩy Tianhe lên quỹ đạo vào tháng 4/2021, nó đã vướng phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế khi thân tên lửa đi vào quỹ đạo thấp quanh Trái Đất và giảm dần độ cao cho đến khi trọng lực kéo nó rơi xuống không kiểm soát.

Không ai có thể đoán được nó sẽ hạ cánh ở đâu, nhưng hướng đi của nó bao phủ cả một vùng rộng lớn trên hành tinh từ Los Angeles (Mỹ) đến New York (Mỹ) đến phía nam Châu Âu cho đến Bắc Kinh (Trung Quốc), cũng như hầu hết các nước Úc, Châu Phi và Nam Mỹ.

Hơn 1 tuần sau khi phóng, thân tên lửa rơi xuống Ấn Độ Dương, có thể đã vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Khả năng nó rơi trúng cư dân hoặc tài sản là thấp, nhưng các chuyên gia trong ngành vũ trụ trên toàn cầu kêu gọi Trung Quốc thiết kế lại tên lửa hoặc kế hoạch phóng tên lửa để sự nguy hiểm này không lặp lại lần nữa.

Không rõ liệu cơ quan vũ trụ của Trung Quốc có làm điều đó đối với tên lửa sắp phóng Wentian hay không.

Thông thường, tên lửa được lập trình để tự đẩy chính nó trở lại bầu khí quyển sau khi phóng, sau đó điều khiển sự rơi để hạ cánh xuống các khu vực đại dương xa xôi như Nam Thái Bình Dương - một quá trình được gọi là “controlled reentry”.

John Logsdon, người sáng lập Viện chính sách không gian của Đại học George Washington, trước đó đã nói với Insider rằng: “Trong mọi trường hợp tên lửa được phóng, rất hiếm có trường hợp đáng lo ngại khi nó rơi trở lại Trái Đất. Vì vậy, tôi hơi bối rối không hiểu tại sao điều này lại xảy ra.”

Trung Quốc lần đầu tiên phóng tên lửa Long March 5B vào tháng 5/2020 trong một cuộc thử nghiệm đưa tàu vũ trụ vào quỹ đạo. Phần thân của lửa đó cũng rơi trở lại Trái Đất một cách không kiểm soát. Nó quay trở lại bầu khí quyển trên Đại Tây Dương, theo Phi đội kiểm soát không gian số 18 của Lực lượng không gian Hoa Kỳ. Một số báo cáo địa phương chỉ ra rằng các mảnh của tên lửa đã rơi ở Côte d'Ivoire (một quốc gia ven biển ở Tây Phi).

“Tôi nghĩ, ít nhất, Trung Quốc nợ cộng đồng quốc tế một lời giải thích”, Logsdon nói vào tháng 5/2021.

Trong thời gian sắp tới, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị phóng bộ phận thứ ba của trạm vũ trụ, có tên Mengtian (Mộng Thiên), dự kiến là vào tháng 10 năm nay.

Trung Quốc bác cáo buộc của NASA về việc sẽ chiếm Mặt trăng

Ngày 4/7, Trung Quốc bác bỏ cảnh báo của Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) rằng Bắc Kinh có thể “chiếm trọn” Mặt trăng như một phần của chương trình quân sự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Ngân ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN