"Sát thủ thành phố" 610 m lao đến Trái Đất, tối nay có thể nhìn thấy

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tiểu hành tinh 2013 NK4 được xếp vào nhóm "có khả năng gây nguy hiểm" vừa có cú áp sát Trái Đất.

Theo Live Science, người quan sát thiên văn ở nước Mỹ sẽ có cơ hội nhìn thấy tiểu hành tinh này trên bầu trời bằng kính thiên văn cá nhân trong 3 đêm 15, 16 và 17-4, tức 3 đêm ngay sau cú áp sát Trái Đất.

Đêm 15-4 theo giờ miền Đông nước Mỹ - tương ứng với sáng 16-4 theo giờ Việt Nam, người quan sát từ Việt Nam có thể chiêm ngưỡng 2013 NK4 vào tối nay.

Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, tiểu hành tinh này đã chạm đến điểm gần Trái Đất nhất vào lúc 10 giờ 50 phút tối 15-4 theo giờ Việt Nam.

Một tiểu hành tinh lướt qua Trái Đất - Ảnh đồ họa AI

Một tiểu hành tinh lướt qua Trái Đất - Ảnh đồ họa AI

Mặc dù được phân loại là "có khả năng gây nguy hiểm" nhưng lần này, tiểu hành tinh có biệt danh "sát thủ thành phố" không gây bất kỳ nguy hiểm gì cho chúng ta bởi nó chỉ áp sát với khoảng cách 3,2 triệu km, bằng 8 lần so với khoảng cách Mặt Trăng - Trái Đất.

Khi lướt qua chúng ta, 2013 NK4 bay với tốc độ lên tới 59.000 km/giờ.

Thế nhưng, chắc chắn các cơ quan vũ trụ trên thế giới sẽ phải tiếp tục theo dõi 2013 NK4 trong tương lai, vì nó sẽ còn lướt qua địa cầu nhiều lần nữa.

2013 NK4 được mệnh danh là "sát thủ thành phố" bởi các nhà thiên văn tính toán rằng nó đủ tiêu diệt cả một thành phố nếu va chạm.

Cú tiếp cận gần lần này đem đến cho các nhà khoa học cơ hội vàng để nghiên cứu về 2013 NK4 với các loại radar chuyên dụng, giúp làm sáng tỏ hơn về kích thước, hình dạng cũng như các yếu tố khác liên quan tiểu hành tinh này.

Các ước tính sơ bộ cho thấy chiều rộng ở vị trí lớn nhất của tảng đá này là khoảng 610 m. Tuy được phát hiện từ năm 2013 nhưng dữ liệu về 2013 NK4 rất ít nên ước tính này cũng như dự đoán về hình dạng của nó có thể có sai lệch.

Nguồn: [Link nguồn]

Ở nơi tưởng chừng là tận cùng của Thái Dương hệ, tàu NASA New Horizons đã phát hiện dấu hiệu của một "Vành đai Kuiper thứ hai".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN