Sắp có siêu trăng rất đẹp

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Vào đêm 13, rạng sáng 14/7 (tức đêm rằm tháng 6 âm lịch), người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng, hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 7.

Siêu trăng xảy ra khi mặt trăng nằm ở vị trí xung đối với mặt trời nên toàn bộ bề mặt của mặt trăng sẽ được chiếu sáng. Quan sát từ trái đất, mặt trăng lớn hơn và sáng hơn so với trăng tròn thông thường. Thời điểm trăng sáng nhất và to nhất sẽ diễn ra vào 1h38 phút rạng sáng 14/7.

Trăng tròn tháng 7 còn được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng Hươu bởi thời gian này những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc. Mùa trăng này cũng còn được biết đến với cái tên Trăng Sấm Sét hoặc Trăng Rơm. Đây cũng là siêu trăng thứ 2 trong tổng số 3 siêu trăng trong năm 2022.

Lần siêu trăng đầu tiên của năm 2022 diễn ra vào 14/6, được biết đến với tên gọi Trăng Dâu. Lần siêu trăng thứ Ba sẽ diễn ra vào 12/8 (rằm tháng Bảy âm lịch). Siêu trăng có thể quan sát bằng mắt thường nhưng việc quan sát phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

Đêm 13, rạng sáng ngày 14/7 sẽ có siêu trăng. Ảnh minh họa.

Đêm 13, rạng sáng ngày 14/7 sẽ có siêu trăng. Ảnh minh họa.

Cùng với siêu trăng, trong tháng 7, người yêu thiên văn còn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarids. Đây là trận mưa sao băng trung bình được tạo ra từ các mảnh vụn mà sao chổi Marsden và Kracht để lại. Mưa sao băng Delta diễn ra từ ngày 12/7 đến 23/8 hàng năm, đạt cực đại vào đêm ngày 28/7, rạng sáng ngày 29/7 với tần suất khoảng 20 vệt sao băng/giờ.

Năm nay, thời gian đạt cực đại mưa sao băng Delta trùng với thời kỳ trăng non nên điều kiện quan sát khá thuận lợi. Thời điểm quan sát lý tưởng nhất là sau nửa đêm, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý xem dự báo thời tiết nếu có ý định quan sát. Sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bảo Bình, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

Tiết lộ bất ngờ từ người sửa kính viễn vọng ”vượt thời gian”

"Mọi thứ xảy ra ở đó mà bạn không thấy. Những con ma luôn bắt bạn, phải không?" - The New York Times dẫn lời Giám đốc chương trình Kính viễn vọng không gian James Webb của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN