Sao Hỏa có sự sống 3,7 tỉ năm, là loài đáng sợ với người Trái Đất
Các nhà nghiên cứu đã phân tích lớp dưới bề mặt của Sao Hỏa và tìm ra bằng chứng về sự hiện diện của các sinh vật cổ đại kỳ lạ.
Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu dẫu đầu bởi tiến sĩ Boris Sauterey từ Khoa sinh thái và sinh học tiến hóa Trường Đại học Arizona - Mỹ và Viện Sinh học Ecole Normale Supérieure thuộc Đại học Khoa học và văn thư Paris - Pháp chứng minh rằng Sao Hỏa có sự sống vào 3,7 tỉ năm trước.
Sinh vật Sao Hỏa không lang thang trên bề mặt hành tinh như chúng ta, mà ngự trị ở lớp ngay dưới bề mặt.
Sao Hỏa xanh sơ khai từng có sự sống nhưng đã tự hủy hoại nó - Ảnh: NASA
"Chất regolith xốp bão hòa nước muối sẽ tạo ra một không gian vật lý được che chắn khỏi tia cực tím và bức xạ vũ trụ, đồng thời cung cấp dung môi, trong khi nhiệt độ dưới mặt đất, sự khuếch tán mật độ và giảm sút của bầu khí quyển nơi đây có thể đã nuôi dưỡng một loại vi sinh vật "ăn" hydro và carbon dioxide để tạo năng lượng, thải ra khí mê-tan" - tiến sĩ Sauterey giải thích.
Trên Trái Đất, quá trình tạo siêu dưỡng chất từ những vật liệu khác xa so với nguồn thức ăn của sinh vật sống ngày nay từng được chứng minh, nhưng đây là lần đầu tiên nó được xem xét cẩn thận đối với điều kiện Sao Hỏa.
Một dạng sống ăn hydro, thải mê-tan như vậy từng được cho là dạng sống sơ khai của Trái Đất, mặc dù chúng sẽ gây độc hại với những sinh vật địa cầu ngày nay bao gồm chúng ta bởi thải ra quá nhiều mê-tan.
Mô hình hóa mối tương tác giữa sự sống cổ đại dạng này với môi trường Sao Hỏa, họ nhận thấy rằng kịch bản này sẽ cần thêm một yếu tố để xảy ra, đó là bề mặt không bị bao phủ hoàn toàn bởi băng và có thể tạo ra sinh khối tương tự đại dương sơ khai của Trái Đất. Các nghiên cứu trước đây, bao gồm nghiên cứu từ NASA đã xác định khả năng rất cao Sao Hỏa từng như vậy.
Hellas Planitia, Isidis Planitia và Jezero Crater có thể là những miền đất phù hợp nhất cho dạng sống đó, cũng là nơi các tàu vũ trụ nên hướng tới nếu muốn khai quật hóa thạch của sinh vật cổ đại.
Sinh khối cổ đại của Sao Hỏa và Trái Đất 3,7 tỉ năm trước có thể đạt mức tương đương nhau. Tuy nhiên, hệ sinh thái cổ đại này khi tương tác với các điều kiện của Sao Hỏa sẽ làm lạnh toàn cầu ở mức âm 223 độ C và kìm hãm sự phát triển của các sinh vật cao cấp hơn.
Đó có thể là dấu chấm hết cho các dạng sự sống tiềm ẩn khác, khiến nó trở thành hành tinh chết như ngày nay.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.
Đài quan sát Mặt trời trị giá 126 triệu USD của Trung Quốc vừa được phóng thành công vào quỹ đạo cách Trái đất 720 km.
Nguồn: [Link nguồn]