Rác không gian từ ISS rơi xuống một nhà dân ở Florida
Đây là một phần trong bộ pin nặng 3 tấn của ISS lẽ ra đã bị đốt cháy hoàn toàn khi quay trở lại khí quyển.
Alejandro Otero, chủ một ngôi nhà ở Florida (Mỹ) cho biết vật thể trông như một mảnh vụn từ tàu vũ trụ đã đâm vào mái nhà của ông và xuyên qua hai tầng. May mắn thay, không có thương vong trong vụ việc. Otero đã liên hệ với NASA, cơ quan hiện điều tra vấn đề.
Một phần rác không gian được cho là từ ISS.
Quay trở lại năm 2021, ISS đã thả một bộ pin đã qua sử dụng khổng lồ nặng 2,9 tấn, và nó đã đi vào bầu khí quyển trên Vịnh Mexico vài tuần trước. Theo tính toán của NASA, khối pin lẽ ra đã cháy hoàn toàn, nhưng một số mảnh vỡ của nó vẫn chạm tới bề mặt trái đất và một trong số chúng đã đâm vào ngôi nhà của Otero.
Trong những bức ảnh được Otero đăng tải trên mạng xã hội X vào ngày 15/3 cho thấy, đó là một vật thể không xác định. Thậm chí trong nội dung đăng tải, Otero còn cho biết vật thể này thậm chí “suýt đánh trúng con trai tôi”.
Cũng theo Otero, ông đã cố gắng gửi tin nhắn và email đến NASA nhưng đã không được trả lời. Sau đó, anh liên lạc được với nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Jonathan McDowell. Do địa điểm và thời gian xảy ra sự cố trùng khớp với dữ liệu tính toán cho việc đưa bộ pin từ ISS trở lại khí quyển nên McDowell đã báo cáo điều này với đại diện của NASA, sau đó phần còn lại của thiên thạch nhân tạo và mảnh vỡ của ngôi nhà của Otero đã được thu thập và gửi đi phân tích.
Nội dung đăng tải của Alejandro Otero trên X.
Theo tính toán, các mảnh vụn không gian từ ISS hầu như không có cơ hội va vào con người trên Trái đất, nhưng mật độ dân số ngày càng tăng và số lượng mảnh vụn không gian rời khỏi quỹ đạo ngày càng tăng có thể khiến một sự cố như vậy xảy ra.
May mắn thay, không có thương vong trong trường hợp này. Tuy nhiên, Otero có thể phải trả một khoản tiền không hề nhỏ để sửa chữa ngôi nhà của mình bởi triển vọng nhận được bảo hiểm hoặc bồi thường từ NASA là rất mơ hồ. Ngoài ra, hiện tại vẫn chưa có những quy phạm pháp luật được áp dụng trong tình huống này.
Khu vực rò rỉ nằm ở phần cuối phía sau mô-đun của Nga trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), nơi tàu Progress vừa cập bến.
Nguồn: [Link nguồn]