Quan sát ngôi sao lớn nhất trong Dải Ngân hà đang chết dần

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà thiên văn học Đại học Arizona, Mỹ cho biết đang theo dõi quá trình chết dần của VY Canis Majoris - ngôi sao lớn nhất dải Ngân Hà.

VY Canis Majoris là siêu sao khổng lồ đỏ có đường kính lớn gấp 10-15 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời. Ngôi sao này nằm cách Trái Đất chỉ khoảng 3.009 năm ánh sáng. Đến nay giới chuyên gia ít có thông tin về những giai đoạn cuối cùng trong đời sống của lớp sao này.

Theo Science Alert, các nhà khoa học từng cho rằng ngôi sao VY Canis Majoris sẽ phình to và gây ra một vụ nổ siêu tân tinh, giống như các sao đỏ khổng lồ cùng loại, trước khi dừng hoạt động.

Nhưng những phân tích gần đây cho rằng quan niệm này là sai lầm.

Các nhà khoa học cho rằng những ngôi sao này cuối cùng sẽ chuyển đổi thành các lỗ đen. Thông tin chưa được xác nhận, nhưng các nhà thiên văn học tại Đại học Arizona, Mỹ đã tiến thêm một bước nữa để khám phá ra sự thật.

Thông thường các ngôi sao bị mất khối lượng trong quá trình chúng chết, với khí và bụi bị đẩy ra khỏi quang quyển của chúng (vùng bề mặt khả kiến). Khi điều này xảy ra, chúng sẽ giữ nguyên hình dạng hình cầu của chúng.

Với VY Canis Majoris, đó là một câu chuyện khác. Những ngôi sao khổng lồ có xu hướng trải qua các sự kiện mất khối lượng lớn và lẻ tẻ tạo thành các cấu trúc phức tạp, không đều.

Với suy nghĩ đó, các nhà khoa học đã quyết định tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh của ngôi sao này, có thể được sử dụng trong tương lai để làm hình mẫu cho cái chết của các siêu khổng lồ khác. Vì vậy, họ đã sử dụng Kính thiên văn Atacama Large Millimeter Array (ALMA) ở Chile để thu thập tín hiệu vô tuyến từ vật chất do ngôi sao giải phóng trong quá trình chết đi của nó.

Giờ đây, một đội ngũ chuyên gia quốc tế do các nhà nghiên cứu Đại học Arizona (Mỹ) dẫn đầu đã lần theo dấu vết của những đợt phóng thích vật chất của VY Canis Majoris, mang đến hình ảnh rõ ràng nhất về thời khắc chết đi của một siêu sao khổng lồ đỏ, theo trang Science Alert.

Hình ảnh mới cho thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về lớp sao này. “Chúng tôi cho rằng chúng có thể lặng lẽ đổ sụp thành những hố đen vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời. Thế nhưng chúng tôi không rõ ngôi sao nào chấm dứt cuộc đời như thế”, giáo sư - tiến sĩ Lucy Ziurys của Đại học Arizona.

Đội ngũ của bà Ziurys hy vọng có thể tìm ra lời giải cho vấn đề trên bằng việc quan sát quá trình chết đi của VY Canis Majoris.

Việt Nam phát triển hệ thống vệ tinh quan sát Trái đất

Các thông tin từ ảnh vệ tinh giúp xác nhận biến đổi khí hậu, thiên tai và các cơ sở hạ tầng dễ tổn thương bằng công nghệ vũ trụ và dữ liệu mặt đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN