"Quái vật" thổi bong bóng khổng lồ gắn vào thiên hà chứa Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học có thể đã tìm ra "thủ phạm" tạo ra 2 cặp cấu trúc dạng bong bóng kỳ diệu gắn vào trên và dưới mặt phẳng thiên hà chứa Trái Đất: chính là lỗ đen quái vật Sagittarius A*, khi còn "trẻ trung".

Hai cấu trúc được gọi là bong bóng Fermi vốn được phát hiện từ năm 2010, chứa đầy khí nóng và từ trường phát ra bức xạ gamma, phình lên phía trên và dưới mặt phẳng thiên hà gần 30.000 năm ánh sáng mỗi phía và gây bối rối cho giới khoa học trong nhiều năm.

Sau đó, năm 2020, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thêm bong bóng eROSITA, phát ra bức xạ tia X, phình lên gần 45.700 năm ánh sáng mỗi phía, bao trùm cả bong bóng Fermi.

Bản đồ tia X và tia gamma của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way cho thấy 2 cấu trúc hình bong bóng phình ra, thủ phạm có thể là lỗ đen quái vật - Ảnh: Nature

Bản đồ tia X và tia gamma của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way cho thấy 2 cấu trúc hình bong bóng phình ra, thủ phạm có thể là lỗ đen quái vật - Ảnh: Nature

Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Hsiang-Yi Karren Yang từ Đại học Quốc gia Tsing Hua (Đài Loan) đã sử dụng các mô phỏng số để tìm ra "thủ phạm" nghịch ngợm đã thổi nên 2 cặp bong bóng khổng lồ này: đó chính là Sagittarius A*, chứ không phải do giai đoạn hình thành sao ồ ạt trước đây của thiên hà.

Theo SciTech Daily, các cấu trúc bong bóng hình thành do một hiện tượng gọi là "luồng phản lực vật lý thiên văn", tạo ra từ thời Sagittarius A* còn hoạt động mạnh mẽ.

Khi đó, Sagittarius A* tích cực nuốt vật chất từ một đám mây khí bụi khổng lồ xung quanh nó và có những cú "ợ hơi" kinh hoàng, dưới dạng các luồn phản lực.

Mô phỏng của nhóm tác giả cho thấy Sagittarius A* đã hoạt động mạnh mẽ từ 2,6 triệu năm trước, phóng luồng phản lực vào không gian trong suốt 100.000 năm và kết quả là 2 cặp bong bóng kỳ lạ.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.

Nguồn: [Link nguồn]

Tên lửa 3 tấn lao vào Mặt trăng là của Trung Quốc?

Một tầng tên lửa bị loại bỏ gần 3 tấn lao vào Mặt trăng ngày 4/3 vừa qua, nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn gây tranh cãi. Một số nhà thiên văn học theo dõi mảnh rác vũ trụ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN