Phát minh ra vật liệu giúp màn hình điện thoại tự chữa vết trầy xước
Các nhà hóa học thuộc trường Đại học California tại Riverside đã phát minh ra một loại vật liệu màn hình điện thoại có thể tự chữa lành những vết trầy xước.
Với nghiên cứu mới mọi người sẽ không còn phải lo lắng lắm mỗi khi làm rơi và làm vỡ màn hình điện thoại. Bởi lẽ, thay vì đưa đến dịch vụ sửa chữa hoặc thay thế điện thoại mới, mọi người có thể ngồi chờ cho màn hình điện thoại phục hồi trở lại.
Để làm điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một số kiểm tra về vật liệu, bao gồm khả năng tự sửa chữa từ vết cắt và vết trầy xước. Nhà nghiên cứu hóa học Chao Wang cho biết, sau khi họ cắt vật liệu làm hai, nó đã tự động nối lại với nhau trong vòng 24 giờ.
Báo cáo cho biết, vật liệu có thể kéo dài đến 50 lần so với kích thước ban đầu do được làm bằng nhựa siêu dẻo và muối ion. Nó dựa vào mối liên kết ion lưỡng cực, giữa các ion tích điện và các phân tử phân cực. Điều này có nghĩa khi vật liệu vỡ hoặc có một vết xước, các ion và phân tử hút nhau để hàn gắn trở lại.
Wang cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra một loại vật liệu tự phục hồi có thể dẫn điện, đặc biệt hữu ích cho việc sử dụng trên màn hình điện thoại di động và pin.
Trước đây một số điện thoại như G Flex của LG cũng có vật liệu tương tự ở mặt sau với khả năng hàn gắn vết xước, nhưng vật liệu này không thể dẫn điện nên các nhà sản xuất không thể sử dụng nó vào trong màn hình. Hầu hết màn hình điện thoại đều có một lưới các điện cực ở bên dưới mà khi chạm vào nó ngón tay của người sử dụng sẽ đóng vai trò như một mạch điện để thông báo điện thoại phải làm gì.
Wang dự đoán rằng vật liệu tự phục hồi mới này sẽ được sử dụng cho màn hình điện thoại và pin vào năm 2020. Đến khi đó những sản phẩm tự phục hồi sẽ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Mắt người dùng tiếp xúc với ánh sáng xanh của màn hình smartphone thường xuyên có thể gây thoái hóa điểm vàng. Vấn đề...