Phát hiện vùng "xuyên thời gian" ngay trên Trái Đất, còn mắc kẹt ở kỷ băng hà
Kỷ băng hà cuối cùng đã kết thúc 12.000 năm về trước, ngoại trừ một vùng bí ẩn vừa được tìm thấy ở Biển Đen.
Theo nghiên cứu vừa công bố trên Earth and Planetary Science Letters, một phân tích về trầm tích khí hydrate - ở đây là mêtan bị giữ lại trong các phân tử nước, ẩn trong một chất rắn giống băng – tại vùng "Danube fan", tức khu vực trầm tích hình quạt ở Tây Bắc Biển Đen, chủ yếu được bồi tụ bởi sông Danube, đã tiết lộ kỷ băng hà ở nơi này chưa bao giờ thực sự kết thúc.
Biển Đen - Ảnh: NASA
Nhóm tác giả dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Riedel từ Trung tâm Nghiên cứu đại dương GEOMAR Helmholtz (Đức) đã tìm kiếm nền tảng của "vùng ổn định khí hydrate" (GHSZ), hội đủ điều kiện nhiệt độ, áp suất và một số điều kiện khác giúp khí hydrate có thể hình thành tự nhiên. Ở trên và dưới "vùng ổn định" này, khí mêtan sẽ ở trong trạng thái tự do, không mắc kẹt trong hydrate.
Vùng GHSZ không được giới hạn bằng những con số cố định mà sẽ thay đổi theo những thay đổi của hành tinh. Bằng cách khoan xuống đáy biển và đo nhiệt độ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng vùng GHSZ ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất đã thích nghi với điều kiện ấm hơn trong nhiều thiên niên kỷ qua và có sự thay đổi rõ.
Nhưng ở vùng bí ẩn của Biển Đen, phản ứng thích nghi hoàn toàn chậm trễ. Vùng GHSZ ở đây tương tự như vùng GHSZ trên bề mặt vào thời điểm kỷ băng hà cuối cùng chưa kết thúc. Hệ thống sâu thẳm này dường như mới chỉ nhận biết được sự kết thúc của kỷ băng hòa và loay hoay ứng phó.
Theo Science Alert, phát hiện này sẽ giúp ích cho việc lập mô hình khí hậu trong tương lai. Khoa học đã cho thấy có một khối lượng các mỏ khí hydrate khổng lồ bên dưới Bắc Cực và việc chúng phản ứng thế nào với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trong những năm tới đây sẽ ảnh hưởng khá lớn đến khí hậu.
Vật thể thứ 2 từ môi trường liên sao "đột nhập" vào hệ Mặt Trời có thể là sao chổi nguyên sơ nhất từng được...
Nguồn: [Link nguồn]