Phát hiện tín hiệu dị thường nhưng không phải của người ngoài hành tinh
Băng qua 500 triệu năm ánh sáng, một tín hiệu dưới dạng vụ bùng nổ tia X đã "dội bom" kính thiên văn của người Trái Đất.
Theo SciTech Daily, tín hiệu siêu mạnh nói trên đã được phát hiện bởi Đài quan sát Neil Gehrels Swift, một kính viễn vọng không gian hình con chim yến của NASA.
Tín hiệu hết sức dị thường: Thay vì yếu và tắt đi như mong đợi, nó tỏa sáng rực rỡ suốt 7-10 ngày trước khi vụt tắt, rồi sáng trở lại và lại vụt tắt. Điều này lặp lại mỗi 25 ngày.
Nhưng đó không phải thông điệp của người ngoài hành tinh.
Ngôi sao xấu số và lỗ đen quái vật - Ảnh đồ họa từ SCITECH DAILY
Lần ngược dấu vết, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Phil Evans thuộc Trường Vật lý và thiên văn học của Đại học Leicester (Anh) xác định tín hiệu dị thường đến từ 2MASX J02301709+2836050, một thiên hà nằm cách Trái Đất 500 triệu năm ánh sáng.
Và đó là một tín hiệu từ cõi chết: Tiếng thét cuối cùng của một ngôi sao khổng lồ đang bị "cắn xé" dần dần.
Sử dụng các mô hình thiên văn, các tác giả kết luận nguồn tia X bùng nổ - được đặt tên là Swift J0230 đại diện cho một ngôi sao có kích thước tương tự Mặt Trời, quay theo quỹ đạo hình elip xung quanh lỗ đen trung tâm thiên hà.
Mỗi lần vào đoạn hẹp của quỹ đạo, nơi ngôi sao đến quá gần lỗ đen, nó lại bị con "quái vật" này "cắn xé" dần dần.
Các phép đo cho thấy trong mỗi "cú táp", lỗ đen tiêu thụ một khối lượng vật chất khổng lồ, gấp 3 lần khối lượng hành tinh của chúng ta.
Bản thân lỗ đen này có khối lượng khoảng 10.000 đến 100.000 khối lượng Mặt Trời, tuy vẫn là hạng lỗ đen "quái vật" (tức lỗ đen siêu khối) nhưng thuộc hàng nhỏ bé nhất trong thế giới các lỗ đen trung tâm thiên hà.
Để so sánh, lỗ đen Sagittarius A* ở trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) có khối lượng tương đương 4 triệu Mặt Trời.
Một thứ trông như miệng núi lửa, đường kính tới 1,6 km hiện hữu kỳ dị trên một đỉnh núi đôi của Trung Quốc, được xác định là "tác phẩm" của một vật thể ngoài...
Nguồn: [Link nguồn]