Phát hiện siêu Trái Đất "hỏa ngục" cực gần chúng ta

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nhóm nghiên cứu đến từ Tây Ban Nha, Ý và Đức đã phát hiện ra một siêu Trái Đất, tức hành tinh khổng lồ nhưng cùng thành phần với địa cầu, nằm cách chúng ta chỉ 36,2 năm ánh sáng.

Siêu Trái Đất mới quay quanh một ngôi sao lùn đỏ sáng loại M1 mang tên Gliese 740, thuộc chòm sao Serpens. Việc phát hiện một hành tinh quay quanh sao lùn đỏ là rất hiếm hoi, bởi ánh sáng từ chúng kém hơn rất nhiều các dạng sao khác, nên các hành tinh quanh chúng được dịp ẩn nấp trong khu vực mờ tối.

Ảnh đồ họa mô tả ngôi sao lùn đỏ và siêu Trái Đất bí ẩn - Ảnh: SCI-NEWS

Ảnh đồ họa mô tả ngôi sao lùn đỏ và siêu Trái Đất bí ẩn - Ảnh: SCI-NEWS

Nói trên Sci-News, tiến sĩ Borja Toledo-Padrón từ Viện Thiên văn Canarias (Tây Ban Nha) cho biết họ đã phân tích cẩn thận các chỉ số hoạt động sắc ký trong khu vực mờ tối quanh ngôi sao lùn đỏ để loại bỏ các tín hiệu hành tinh giả. Hành tinh mới từ đó lộ diện một cách rõ ràng nhờ vào 32 dữ liệu quang phổ từ máy quang phổ CARMENES đặt tại Đài quan sát HARPS-N, vốn là một hệ thống tìm kiếm hành tinh dựa trên kỹ thuật vận tốc xuyên tâm tối tân, đặt tại La Palma, quần đảo Canary, Tây Ban Nha.

Từ bán cầu Nam, máy quang phổ HARPS đặt tại Đài quan sát La Silla (đặt tại Chile) cũng giúp xác nhận dữ liệu. Phát hiện này nằm trong một chương trình mang tên HADES mà nhóm của họ đang theo đuổi, chuyên về khám phá thế giới quanh những ngôi sao lùn đỏ.

Nghiên cứu sắp được công bố trên Astronomy & Astrophysics cho biết siêu Trái Đất mới Gliese 740b có khối lượng bằng 3 lần hành tinh chúng ta, bán kính khoảng 1,43 lần. Nó quay quanh sao mẹ mỗi 2,4 ngày với khoảng cách chỉ 0,03 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn bằng khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất).

Chính khoảng cách ít ỏi này đã mang tới cho siêu Trái Đất một nhiệt độ "hỏa ngục": tới 556 độ C và có lẽ không sinh vật nào sống nổi. Với khoảng cách 36,2 năm ánh sáng, đây là một trong những siêu Trái Đất gần chúng ta nhất từng được phát hiện.

”Quái vật Thiên Nga” bằng 60 Mặt Trời hóa lỗ đen, nuốt đồng loại

Các nhà khoa học đã phát hiện được một lỗ đen có nguồn gốc sao từ hệ nhị phân Cynus X-1, lớn đến nỗi tách thức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN