Phát hiện "siêu mãng xà" vũ trụ cuốn lấy thiên hà chứa Trái Đất
Một cấu trúc khổng lồ ngoài sức tưởng tượng, hoàn toàn mới và khó lòng giải thích nổi đã được phát hiện trong thiên hà chứa Trái Đất.
Cấu trúc mới được đặt tên là "Cattail", tức "Đuôi Mèo", vì nó là một vật thể dạng sợi khổng lồ, trông như một con mãng xà "quái vật" đang cuốn lấy thiên hà xoắn ốc của chúng ta.
Trong bài công bố trên Astrophysical Journal Letters, các nhà khoa học từ Đại học Nam Kinh ở Trung Quốc cho biết đó là cấu trúc dạng sợi khổng lồ xa nhất và lớn nhất từng được phát hiện trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.
Thiên hà chứa Trái Đất Milky Way - Ảnh đồ họa từ IFL Science
Theo Science Alert, Cattail được phát hiện nhờ công Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ khổng lồ (FAST), công cụ nhằm xác định những đám mây hydro nguyên tử trung tính (HI). Những đám mây như vậy thường được tìm thấy trong các nhánh xoắn ốc của các thiên hà giống như thiên hà của chúng ta.
Tuy nhiên, họ đã phát hiện một thứ gì đó ngoài dự kiến, bản chất là một sợi khí, nhưng quá lớn so với các sợi khí khác trong thiên hà. Nó có chiều dài khoảng 16.300 năm ánh sáng và rộng tận 657 năm ánh sáng, tức còn lớn hơn nhiều so với cấu trúc từng được cho là lớn nhất thiên hà là Vành đai của Gould (9.000 năm ánh sáng).
Nó gần như xuất hiện từ hư không, hoàn toàn không phải một sợi khi bắt nguồn từ trung tâm thiên hà rồi được kéo dài bởi các nhánh xoắn ốc như các sợi khí khác. Nó cũng không phải là một "cánh tay xoắn ốc" mới hình thành của thiên hà, theo IFL Science.
Vì vậy, để trả lời Cattail thật sự là cái gì, còn cần rất nhiều nghiên cứu tiếp theo. Nhưng nó cũng đã tiết lộ cho chúng ta thấy thiên hà chứa Trái Đất là một thế giới ngoạn mục và còn mang rất nhiều điều ngoài sức tưởng tượng.
Hai cấu trúc ma quái, khổng lồ, chưa từng thấy, được tạo ra bởi vùng "thời tiết hoang dã" của lỗ đen đã lọt...
Nguồn: [Link nguồn]