Phát hiện sao chổi... say xỉn, phóng "rượu vũ trụ" gần Trái Đất
Nghiên cứu "bộ tóc" tuyệt đẹp của sao chổi 46P/Wirtanen, các nhà khoa học phát hiện nó có... nồng độ cồn cao bất thường.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng Đại học John Hopkins (Mỹ) đã tìm hiểu vầng coma của sao chổi 46P/Wirtanen. Coma chính là một vỏ bọc mờ, trông như vầng hào quang bao quanh nhân sao chổi, được hình thành khi sao chổi đến gần mặt trời, ấm lên và thăng hoa. Coma theo tiếng Hy Lạp là "tóc", nên còn được gọi là "đầu sao chổi".
Sao chổi "say xỉn" 46P/Wirtanen - Ảnh: NASA/ESA
Theo nhà khoa học sao chổi Neil Dello Russo, người đứng đầu nghiên cứu, coma của 46P/Wirtanen cho thấy một nồng độ cồn trên aldehyde cao nhất từng được ghi nhận ở sao chổi. Điều này hé lộ rất nhiều về cách các phân từ carbon, oxy và hydro được phân phối trong hệ Mặt Trời sơ khai, nơi 46P/Wirtanen hình thành.
Science Times cho biết Sao chổi này thường viếng thăm khu vực trong cùng của hệ Mặt Trời, quay quanh sao mẹ của chúng ta mỗi 5,4 năm và đôi khi ở gần Trái Đất đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Trong chuyến du ngoạn của mình, mỗi khi tiến đủ gần Mặt Trời và nóng lên, các hạt đá của 46P/Wirtanen bắt đầu thăng hoa và tạo ta coma. Quần coma này chỉ xuất hiện 10-20 phút trong mỗi vòng quay, tiết lộ thành phần gồm axetylen, amoniac, etan, formaldehyde, hydro xyanua, metanol và nước.
Và đó cũng là lúc nó phun ra không gian xung quanh rất nhiều hợp chất có cồn.
Theo bài công bố trên The Planetary Science Journal, các dữ liệu độc đáo này sẽ giúp giới khoa học hiểu biết thêm rất nhiều về hệ Mặt Trời sơ khai.
Một cấu trúc kỳ lạ và đáng sợ của vũ trụ vừa được phát hiện ở nơi dường như không có thiên hà nào sống được.
Nguồn: [Link nguồn]