Phát hiện mới về thiên thạch vừa bay qua Trái Đất trước Giáng Sinh

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Đó là những phát hiện mới liên quan tới tiểu hành tinh 3200 Phaethon.

Một tiểu hành tinh vừa ghé thăm Trái Đất vào ngày 16/12, tức chỉ hơn một tuần trước lễ Giáng Sinh. Tiểu hành tinh này tên là 3200 Phaethon, được đặt theo tên một vị thần trong truyền thuyết của người Hy Lạp. Nó đã vượt qua Trái Đất ở khoảng cách 6,5 triệu dặm (gần 10,5 triệu Km), xa hơn 27 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Phát hiện mới về thiên thạch vừa bay qua Trái Đất trước Giáng Sinh - 1

Những hình ảnh thực tế của tiểu hành tinh 3200 Phaethon được chụp bởi các nhà thiên văn học tại Đài quan sát Arecibo vào ngày 17/12.

Phát hiện mới về thiên thạch vừa bay qua Trái Đất trước Giáng Sinh - 2

Ảnh động của 3200 Phaethon.

Ban đầu, các nhà khoa học (trong đó có Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ - NASA) nhận định 3200 Phaethon có đường kính khoảng 3 dặm (hơn 4,8Km). Tuy nhiên, sau khi các nhà thiên văn học tại đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico (hệ thống radar thiên văn hoành tráng nhất thế giới - Mirror cho biết) chụp những bức ảnh độ phân giải cao về hành tinh này, thì họ khẳng định nó có đường kính lớn hơn ít nhất 0,6 dặm (gần 1Km) so với suy nghĩ trước kia, tức khoảng 3,6 dặm (5,8Km).

Họ cũng tiết lộ, tiểu hành tinh này có hình quả bóng và có những lỗ sâu hàng trăm mét gần "đường xích đạo" của nó. "Các vùng tối có thể là miệng núi lửa hoặc một kiểu địa hình nào đó mà radar ở Trái Đất không thể thấy được", các nhà khoa học đặt giả thuyết.

Được phát hiện lần đầu vào tháng 12/2007, 3200 Phaetho là một nhân tố trong trận mưa sao băng Geminids đã diễn ra từ tối 13/12 năm nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể khẳng định 3200 Phaethon có phải là sao chổi hay không, bởi chưa xác định được thành phần của nó. Trong khi tiểu hành tinh được tạo thành từ kim loại và vật liệu đá, thì sao chổi được tạo thành từ đá và bụi.

Một thiên thạch dị thường sẽ ghé thăm Trái Đất vào dịp Giáng Sinh

Thiên thạch này sẽ tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách khá gần theo tiêu chuẩn không gian vũ trụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN