Phát hiện mới về sự va chạm giữa thiên hà Andromeda và thiên hà chứa Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Nghiên cứu mới cho thấy xác suất va chạm giữa thiên hà Andromeda và Milky Way trong vòng 10 tỷ năm tới đã giảm xuống.

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng vụ va chạm giữa thiên hà Andromeda và thiên hà Milky Way, tức thiên hà chứa Hệ Mặt Trời, giờ đây chỉ còn xác suất là 50% trong 10 tỷ năm tới. Vì vậy, kế hoạch chuẩn bị để tránh khỏi thảm họa va chạm thiên hà là không cần thiết, theo Space Explored.

Nghiên cứu mới có tên "Apocalypse When? No Certainty of a Milky Way – Andromeda Collision" - nghiên cứu chuyển động của các ngôi sao bên trong thiên hà Andromeda và quỹ đạo của các thiên hà lân cận khác nhằm xác định quỹ đạo của nó. Mặc dù đúng là thiên hà Andromeda vẫn đang hướng về phía chúng ta, nhưng khả năng xảy ra va chạm sớm hơn dự kiến ​​đã giảm xuống.

Phát hiện mới về sự va chạm giữa thiên hà Andromeda và thiên hà chứa Trái Đất - 1

Sử dụng dữ liệu từ cả Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA và Kính viễn vọng Không gian Gaia của ESA, các nhà nghiên cứu đã có thể nghiên cứu chuyển động của nhiều ngôi sao khác nhau trong thiên hà Andromeda để đánh giá chuyển động của nó một cách chính xác.

Tuy nhiên, mặc dù chúng ta có xu hướng nghĩ rằng các hiệu ứng hấp dẫn kết thúc sau cấp độ thiên hà, nhưng ngay cả các thiên hà cũng có lực bên ngoài tác động vào chúng.

Milky Way, hay Ngân Hà - Thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta, là một phần của một nhóm thiên hà cục bộ mà các nhà khoa học đã sáng tạo gọi là "Local Group". Nhóm này bao gồm hai cụm thiên hà lớn, trong đó là hệ Ngân Hà với khoảng 60 thành viên đã được xác nhận và nhóm Andromeda với khoảng 40 thiên hà. Các nhà nghiên cứu tin rằng mỗi nhóm bị khóa trọng lực với thiên hà mẹ của chúng và đang di chuyển về phía nhau.

Hai nhân tố chính trong các nhóm này là thiên hà Big Magellan Cloud và thiên hà Triangulum (M33), cả hai đều đủ lớn và quay theo chuyển động phù hợp để có thể làm chệch hướng thiên hà mẹ của nhau đủ để trì hoãn một vụ va chạm.

Nhiều thiên hà trong mỗi nhóm không được xác nhận 100% bị khóa trọng lực với thiên hà mẹ, M33 là một trong số đó. Có khả năng nó chỉ là một vị khách liên thiên hà, dừng chân ở khu vực của chúng ta.

Va chạm thiên hà là hiện tượng thường xảy ra trong vũ trụ. Một ví dụ nổi tiếng là NGC 6052, ban đầu được phát hiện vào năm 1784 nhưng đã được kính thiên văn Hubble chụp ảnh và phát hiện ra rằng đây là hai thiên hà đang trong quá trình hợp nhất.

NGC 6052, sự hợp nhất của hai thiên hà đã va chạm từ lâu. (Ảnh: A. Adamo - ESA/Hubble & NASA)

NGC 6052, sự hợp nhất của hai thiên hà đã va chạm từ lâu. (Ảnh: A. Adamo - ESA/Hubble & NASA)

Mặc dù xác suất va chạm của 2 thiên hà Milky Way và Andromeda đã giảm xuống, nhưng hai thiên hà này vẫn đang hướng vào nhau. Vào thời điểm thích hợp hàng tỷ năm tới trong tương lai, hai thiên hà sẽ va chạm và hợp nhất thành một thiên hà mới có tên "Milkomeda".

Số phận của hệ Mặt Trời vẫn chưa được xác định nhưng có thể sẽ chỉ bị ảnh hưởng một phần nhỏ vì khi các thiên hà hợp nhất với nhau, các ngôi sao thường không va chạm. Hầu hết những gì tạo nên các thiên hà là khí và không gian trống.

Điều đáng tiếc là chúng ta sẽ không thể thấy được những hình ảnh hoành tráng khi thiên hà Andromeda lấp đầy bầu trời đêm của chúng ta ngay trước khi 2 thiên hà va chạm.

Nguồn: [Link nguồn]

Tàu thăm dò mặt trời Parker của NASA đã tìm thấy manh mối mới về bí ẩn lâu đời tại sao bầu khí quyển bên ngoài của Mặt Trời lại nóng hơn nhiều so với bề mặt Trái Đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hoàng - Space Explored ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN